-  Đúng mùng 8 Tết âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội nổp lửa thi thổi cơm.

Cuộc thi có nguồn gốc từ truyền thuyết Thành Hoàng của làng là Phan Tây Nhạc là bộ trưởng của Tản Viên Sơn Thánh đời Hùng Vương thứ 18 thống lĩnh đội quân đi đánh giặc.

Cuộc thi nấu cơm chia làm 3 công đoạn tách rời nhau: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm. Riêng thi thổi cơm có ba công đoạn: Giã thóc, xàng thóc lấy gạo; Giã gạo, lấy gạo trắng; Thổi cơm.

Có 4 đội thổi cơm thi mỗi đội được cử 10 nam nữ dự thi: 4 người xay thóc giã gạo, một người dần sàng, một người lấy nước, hai người kéo lửa bằng cây giang, hai người thổi cơm.

Ban giám khảo chấm thi từng khâu một thời gian giành cho người thi thổi cơm kéo dài khoảng hai giờ. Kết thúc phần thổi cơm thi là việc công bố và trao giải. Cơm của đội nào nấu nhanh, cơm dẻo, chín đều, được xới cúng trước là giành giải nhất.


Bốn đội đại diện cho 4 giáp dự thi

Gạo của làng được chia đều cho 4 đội

Các cụ già ngồi bện bùi nhùi chuẩn bị lấy lửa nấu cơm
 ảnh 4


Đội giã gạo

Mỗi đội cử 1 thành viên lấy nước từ giếng làng



Thi thổi lửa





 Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, người thứ 5 phụ trách nồi cơm đốt vun nhiều đống tro rơm buộc người chấm phải mất công tìm kiếm.



Bốn niêu cơm đã nấu xong đang được mang vào điện thờ để tiến hành chấm giải.

P.T