Đầu năm, mọi người nô nức đi du xuân, lễ chùa để cầu may mắn, bình an, làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Nắm bắt được nhu cầu đó, đội quân ăn xin  kéo về cổng các ngôi chùa, các điểm vui chơi để “tác nghiệp”. Và có cả những người giả sư để xin tiền, gây bức xúc.

Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, nhiều ngôi chùa ở TP. HCM đã bị đội ngũ ăn xin, sư giả ‘bao vây’.

Ngay trong ngày mùng 1 tết Qúy Tỵ 2013, nhiều ngôi chùa ở TP.HCM đã bị đội ngũ ăn xin, sư giả cầm chiếc bình bát đứng khất thực, xin tiền, những người bán sách tử vi làm ‘náo động’, gây nên khung cảnh bát nháo, mất vẻ tôn nghiêm ở nơi chốn linh thiêng.
 
Sư giả cầm bình bát, khất thực ngay trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM (Ảnh: VTC News)

Lực lượng ăn xin cũng có mặt ở sân chùa Vĩnh Nghiêm

Đội ngũ cái bang trước cổng chùa Việt Nam Quốc Tự, Q.10 cũng đông đảo không kém ở chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh: VTC News)

Điều đáng bức xúc là có những người khỏe mạnh, lành lặn lại giả bộ người tàn tật để cầu mong chút lòng thương hại mà không kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình

Một nam thanh niên lành lặn, khỏe mạnh nhưng vẫn tham gia đội quân ăn xin trước cổng chùa H.P ở huyện Hóc Môn, TP.HCM. (Ảnh: Lao động)

Với bộ dạng đáng thương, người phụ nữ này đã kiếm được khá nhiều tiền từ sự bố thí của người đi đường. (Ảnh: Lao động)

Tệ nạn ăn xin, sư giả cũng diễn ra phổ biến ở quần thể di tích Phủ Dầy ( huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Du khách đến đây cầu an cho năm mới vẫn phải chứng kiến những hình ảnh không đẹp tồn tại từ nhiều năm nay.

Thậm chí, những người ăn xin còn tập hợp nhau, lập hẳn một tổ, đội gần hai chục người, xếp thành hàng dài trên đường vào đền chính, quần thể Phủ Dầy để chèo kéo khách thập phương xin tiền.

Tổ đội ăn xin xếp thành hàng dài giữa đường vào đền chính Phủ Dầy (Ảnh: Khám phá)

Ông bà  cũng dắt nhau đi ăn xin. (Ảnh: Dân trí)

Ăn xin sử dụng “chiêu trò” để che mắt du khách (Ảnh: Khám phá)

Những "vị sư" không rõ từ đâu đến. (Ảnh: Dân trí)

Theo chân nhau vào khu vực gần Phủ Dầy. (Ảnh: Dân trí)

Thu Hòa (Tổng hợp)