- Đêm 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng Âm lịch, như thường lệ người dân xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) lại tổ chức rước “ông lợn” để khao quân. Tục rước lợn nơi đây bắt nguồn từ việc khao quân của Đức thánh Tam Lang Đại Vương, một lạc tướng thời Hùng Vương, có công đánh giặc Thục.

Tục tương truyền rằng, mỗi khi Đức thánh tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, mổ lợn để khao quân.

Đức thánh đã mất vào lúc 0h đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng Âm lịch ở làng La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ.

Để tưởng nhớ Đức thánh Tam Lang Đại Vương, cứ vào lúc 0h ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng Âm lịch (giờ mất của Đức Thánh), người dân xã La Phù lại tổ chức dâng lễ khao quân đúng.

Những hình ảnh tại lễ khao quân Đức thánh Tam Lang Đại Vương tại xã La Phù:

Theo tục lệ, sáng sớm ngày 13 tháng Giêng, tại các xóm, cai đám sẽ cho lợn ăn no. Sau đó, gia đình sẽ làm mấy mâm cỗ mời các cụ trong xóm cùng những người đến thịt để lên kế hoạch, thịt và trang điểm cho lợn. Những người mổ lợn tuyệt đối không được phép dùng roi quất, hay dùng dây trói buộc “ông lợn” mà phải dùng tay để giữ, tránh làm “ông” bị bầm dập, sưng phù.

 


Ông lợn được choàng áo bằng lớp "áo mỡ" được người dân bóc tách từ chính mỡ của ông.
"Ông lợn" được trang trí rất bắt mắt và nằm yên vị trên xe đẩy. Theo lệ, các xóm phải bốc thăm và dâng lễ vào tế thần theo thứ tự. Một đội rước được sắp xếp tuần tự: đi đầu là hai lá cờ đại, rồi sau đó là đội nhạc kèn, múa lân. Tiếp theo sẽ là bàn ngũ quả, cùng với các loại đồ thờ như cây đèn, ống hoa. Cuối cùng là kiệu của “ông lợn” được đẩy (cách tân kiểu xe) bởi những thanh niên trai tráng

 




Từ các cụ cao niên đến trẻ em đều nổi kèn trống rước "ông lợn".

 

Khoảng 17 giờ 30 phút khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt nhộn nhịp nổi vang trống, kèn cùng với những màn múa lân, để rước kiệu “ông lợn” ra đình.

Q.Dũng - G.Văn