Ở ngã ba Đông Dương, tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), nơi một con gà gáy thì 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đều nghe tiếng. Không chỉ có những mối giao lưu buôn bán hàng hóa, ở đây còn có rất nhiều mối tình không biên giới đã được vun đắp, nở hoa.

Tuy ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ vì bất đồng ngôn ngữ nhưng cuộc sống của các đôi tình nhân khá gắn kết và hạnh phúc. Họ đã học được rất nhiều vốn văn hóa và ngôn ngữ của nước láng giềng thông qua người bạn đời của mình.

Những ngày đầu tháng 10, Tây Nguyên vào giữa mùa mưa, khắp các ngả đường mịt mùng mưa gió. Tôi lên chuyến xe khách lắc lư hướng về phía ngã ba Đông Dương.

{keywords}
Một căn nhà của cặp chồng Việt - vợ Lào ở ngã ba Đông Dương.

Trên chuyến xe hôm ấy, tôi may mắn gặp ông Nguyễn Đức, cán bộ quản lý cửa khẩu biên giới Bờ Y, và được nghe ông kể về những câu chuyện tình ở biên giới. Đang chạy, bất ngờ chiếc xe dừng lại, ông Đức vỗ vai tôi rồi chỉ tay về căn nhà lợp tôn khang trang: “Đấy là nhà của Ô Xừ Ching Pheng. Cậu ấy là người Lào, mới được nhập quốc tịch Việt Nam và sang đây ở hẳn với cô vợ người Việt!”.

Nghe lời giới thiệu của ông, tôi vô cùng thích thú, vội xuống xe và bắt đầu tìm hiểu những câu chuyện tình trên miền cao nguyên nhiều huyền thoại này.

"Anh hùng" cứu "mỹ nhân"

Ching Pheng có nước da rám nắng, mái tóc xoăn bồng bềnh, nói tiếng Việt bập bẹ. Anh cười thật hiền: “Phụ nữ Việt Nam rất đáng yêu và tuyệt vời lắm. Mình rất hạnh phúc khi được nhập quốc tịch Việt Nam và lấy vợ người Việt. Vợ mình rất chăm chỉ và thương chồng. Mỗi lần về Lào, mình đều khoe điều này với bạn bè. Nghe mình kể thế, bạn mình thích lắm. Nhiều bạn bè của mình cũng bảo sang đây xem có cô gái Việt Nam nào thì giới thiệu cho họ”.

{keywords}
Chàng rể Lào Ching Pheng hào hứng kể về tình yêu với Việt Nam và cô vợ người Việt.

Rồi Chinh Pheng hồ hởi kể lại, cách đây tròn 3 năm, trong một lần Y Nham (người Ê Đê, vợ của Ching Pheng bây giờ) sang A Ta Pư hái cây thuốc rừng cùng em gái mình thì bất thình lình từ trong bụi rậm, một chú gấu nhảy ra tấn công. Y Nham hoảng hồn vớ con dao đi rừng dứ dứ trước mặt nhưng con gấu vẫn sấn tới nên Y Nham bỏ chạy và hốt hoảng kêu cứu. Lúc ấy, Ching Pheng đang chặt cây ở gần đó nghe tiếng kêu liền chạy đến. Sau khi cứu được người đẹp giữa rừng sâu, Chinh Pheng đưa Y Nham về nhà chữa trị vết thương rồi “tiện thể” đưa cô gái Việt Nam qua Lào chơi luôn.

Sau lần gặp nạn đó, hai người vẫn liên lạc với nhau và họ thường xuyên hẹn hò ở cửa khẩu Bờ Y. Do Ching Pheng hay giao lưu với các nhân viên của khẩu Bờ Y nên anh đã nhanh chóng học được một chút tiếng Việt. Tình cảm lớn dần, một ngày, Chinh Pheng hẹn gặp Y Nham ở cửa khẩu. Một người đứng bên này, một người đứng bên kia và họ tỏ tình với nhau trước sự chứng kiến của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ để thành vợ, thành chồng.

Nhìn vợ đầy vẻ tự hào, Ching Pheng kể lại: “Hôm đó thấy mình cầm cây giáo to nên con gấu không tấn công Y Nham nữa. Khi thích rồi, ngày nào mình cũng mong được hẹn gặp Y Nham ở cửa khẩu. Có hôm trời mưa tầm tã nhưng mình vẫn vượt 40 cây số đường rừng đến gặp người yêu. Không gặp cứ thấy bồn chồn và bức bối trong người, không ngủ được!”. Bây giờ họ đã có một mái ấm gia đình với một bầy con thơ. Người vợ chăm chỉ, siêng năng và người chồng hiền hòa cùng sống bên nhau trên mảnh đất này.

Cũng giống Chinh Pheng, trong một lần chở bia Lào qua cửa khẩu Việt Nam để nhập cho siêu thị Bờ Y, trên đường về, Xeng Hon bỗng thấy một người phụ nữ Xê Đăng nằm bất tỉnh bên vệ đường. Trời tối, đường vắng, không có người giữ phía sau nên Xeng Hon đã quyết định bỏ xe máy lại và cõng cô gái bị nạn chạy gần 10 cây số đến trạm y tế cửa khẩu nhờ các đồng chí biên phòng cứu chữa. Sau đó, Xeng Hon lại đi bộ về để lấy xe và tiếp tục đi làm công việc của mình.

{keywords}
Những cô gái Việt "đánh mất trái tim" khi được các chàng trai Lào xả thân giúp đỡ.

Sau lần gặp nạn và được cứu chữa kịp thời ấy, cô gái Xê Đăng đã thầm mang tình cảm với chàng trai người Lào tốt bụng. Một lần, Xeng Hon chở hàng qua cửa khẩu, cô gái Xê Đăng đã bất ngờ xuất hiện và họ gặp nhau trong nỗi ngượng ngùng và niềm cảm kích. Cũng từ đó, họ bắt đầu quen nhau.

Không khác những thiếu nữ Lào là mấy, cô gái Xê Đăng đó có cái tên Vừ Tuyn cũng sở hữu mái tóc xoăn và nước da màu bánh mật, thẹn thùng nhớ lại: “Bữa đó mình đi hái thuốc, bị cảm mưa rồi bất tỉnh không biết gì hết.

Tỉnh dậy thì thấy một anh người Lào biết nói tiếng Việt. Ban đầu mình rất hốt hoảng nhưng sau thấy các cán bộ cửa khẩu nói đó là người tốt đã cứu mình, thường đi chở hàng bằng xe máy qua cửa khẩu nên mình tin. Sau lần đó, mình về cứ thấy cái bụng nhớ nhớ Xeng Hon nên thỉnh thoảng lên cửa khẩu với mong muốn được gặp anh”.

Tình cảm nảy nở nhưng do không biết dùng điện thoại di động và bất đồng chữ viết nên mỗi lần nhớ nhau là Hon và Tuyn lại hẹn gặp nhau trực tiếp. Cảm động nhất là lần Hon bị ốm nặng, gia đình không cho Tuyn qua Lào. Tuyn thương người yêu nên đã khóc suốt 2 ngày trời để đòi gia đình cho qua Lào chăm Hon. Đến giờ đã thành vợ chồng mà ký ức về cuộc tình đẹp vẫn còn như mới hôm qua.

{keywords}
Vi Theng rất hạnh phúc khi lấy chồng Việt Nam.

Ngồi kể chuyện với chúng tôi, cả Hon và Tuyn vẫn chưa hết vẻ ngượng ngùng rất đáng yêu như hồi mới gặp. Tuyn kể: “Tình yêu của bọn mình hay lắm. Ban đầu, chưa hiểu tiếng nhau, mình nhớ Xeng Hon nhưng đến lúc gặp lại không nói được, chỉ biết chỉ vào bụng, vào tim cho Hon thấy. Hon cũng thương mình mà không nói được, nhưng rồi nhờ các anh bộ đội nói hộ, mình và Hon mới thế này đấy!”. Rồi cả hai vợ chồng cùng cười ỏn ẻn.

Trong một lần chở bia Lào qua cửa khẩu Việt Nam để nhập cho siêu thị Bờ Y, trên đường về, Xeng Hon bỗng thấy một người phụ nữ Xê Đăng nằm bất tỉnh bên vệ đường.

Trời tối, đường vắng, không có người giữ phía sau nên Xeng Hon đã quyết định bỏ xe máy lại và cõng cô gái bị nạn chạy gần 10 cây số đến trạm y tế cửa khẩu nhờ các đồng chí biên phòng cứu chữa.

Sau lần gặp nạn và được cứu chữa kịp thời ấy, cô gái Xê Đăng đã thầm mang tình cảm với chàng trai người Lào chưa biết mặt, chỉ được nghe kể lại qua các chiến sĩ biên phòng.

Ở gần đó, cũng có một mối tình mang 2 quốc tịch nảy nở trong hoạn nạn. Đó là trong một ngày giông gió, trời mưa như trút nước, lần đầu tiên được sang Kon Tum chơi và mua hàng, Liêng Hoa bị lạc đường và quanh quẩn mãi ở Ngọc Hồi. Sau khi được Trần Văn Thanh tận tình hướng dẫn đường đi, Liêng Hoa đã nảy sinh tình cảm với anh.

Hoa tâm sự: “Lúc đầu mình ghét Thanh lắm. Nhưng rồi mấy lần thấy anh ấy rất khác những người con trai khác, giúp mình nhưng không hề có ý định lợi dụng hay sàm sỡ gì cả nên mình thích rồi thành yêu lúc nào không hay. Chỉ biết khi thấy không thể sống thiếu nhau được nên bọn mình cưới nhau”. Bây giờ hai vợ chồng dọn về đây, làm một ngôi nhà nhỏ sống bên nhau trong những tiếng cười hạnh phúc.

Hạnh phúc miền biên viễn

Chia tay những chàng rể Lào, chúng tôi tiếp tục lên cột mốc ngã ba Đông Dương. Núi rừng miền biên giới càng về chiều càng u ẩn, tĩnh lặng. Trung úy Nguyễn Toàn Nam, cán bộ biên phòng, căng mắt nhìn vào cánh rừng thăm thẳm và thủ thỉ: “Chúng tôi đang đưa anh lên gặp một cặp vợ chồng rất đặc biệt”. Cặp vợ chồng mà anh Nam nói đến chính là Nguyễn Huy Văn và Pha Linh Phi Nhon. Văn sinh năm 1975.

Hơn 3 năm làm nhân viên bảo vệ rừng, anh thầm thương trộm nhớ Phi Nhon. Ngày Văn đòi cưới Phi Nhon, bố anh một mực ngăn cản vì cho rằng sự cách biệt văn hóa, ngôn ngữ sẽ làm cuộc hôn nhân tan vỡ. Thế nhưng tình yêu đã giúp họ vượt qua mọi rào cản, đến với nhau và dựng xây một gia đình hạnh phúc.

{keywords}
Những đứa con mang 2 dòng máu Việt - Lào.

Nhớ lại những ngày tháng khó khăn ấy, Văn kể: “Nhiều hôm bố em giấu chìa khóa xe, quyết không cho em đi lên cửa khẩu gặp người yêu. Nhưng biết Phi Nhon đang đợi, em đã chạy bộ gần 20 cây số đến chỗ gặp. Lúc đến nơi, hai bàn chân đã phồng rộp nhiều chỗ nhưng lòng em rất vui. Đúng là tình yêu có sức mạnh và lý lẽ riêng của nó anh ạ!”. Sau khi cưới, do nhiệm vụ nên Văn vẫn ở Kon Tum, còn vợ con thì ở Lào.

Tuy xa cách nhưng họ rất hạnh phúc và tin tưởng nhau. Văn lấy điện thoại di động ra khoe: “Cháu đấy, đã được 2 tuổi rồi, vừa giống cha lại vừa giống mẹ. Em đặt tên nó là Nguyễn Pha Thảo Nguyên để có chút gì đó gợi tới sự phóng khoáng của núi rừng biên giới này. Em cũng sẽ dạy dỗ và nuôi dưỡng cho con tình yêu 2 nước Việt - Lào”.

Sau khi cưới, do nhiệm vụ nên Văn vẫn ở Kon Tum, còn vợ con thì ở Lào. Tuy xa cách nhưng họ rất hạnh phúc và tin tưởng nhau.

Văn lấy điện thoại di động ra khoe: “Cháu đấy, đã được 2 tuổi rồi, vừa giống cha lại vừa giống mẹ. Em đặt tên nó là Nguyễn Pha Thảo Nguyên để có chút gì đó gợi tới sự phóng khoáng của núi rừng biên giới này. Em cũng sẽ dạy dỗ và nuôi dưỡng cho con tình yêu 2 nước Việt - Lào”.

Gần nhà Văn, cũng có một cặp chồng Việt, vợ Lào. Đó là anh Trần Trung và chị Thao Phon Vi Theng. Vi Theng vốn là một công nhân ở A Ta Pư. Trong vài lần sang Kon Tum chơi, chị thấy yêu nước Việt, lại bén duyên với Trung nên họ quyết định dựng xây tổ ấm.

Thời gian chuẩn bị cưới, tình yêu của họ phải vượt qua không ít sóng gió. Nhiều lần bị Vi Theng ghen nhưng do chưa hiểu ngôn ngữ của nhau, Trung chỉ biết nắm lấy tay Vi Theng đứng cho hết buổi. Sau khi cưới nhau, muốn gần chồng, Vi Theng quyết định lên biên giới Bờ Y dệt thổ cẩm và mở một quán nhỏ bên núi buôn bán các loại nhu yếu phẩm cho các chiến sĩ, đồng bào và cho cả các buôn làng người Lào.

Ngồi tâm sự với tôi khi phía bên kia biên giới đã nhá nhem tối, anh Trung tự hào: “Con mình sau này sẽ thành thạo cả 2 thứ tiếng, mình sẽ dạy nó yêu nước mình, yêu cả nước bạn vì đó cũng là quê hương của nó. Ngày xưa mình nghe nói tình yêu không biên giới thì chẳng tin đâu, nhưng bây giờ mình hoàn toàn tin vào điều đó!”.

Đồng cảm với chồng, Vi Theng cũng tâm sự: “Biết hai vợ chồng khác quốc tịch sẽ khó khăn, vất vả, nhưng cùng quyết tâm và thương yêu nhau thì sẽ vượt qua thôi. Ở Việt Nam lâu, tôi mới thấy con người Việt Nam thật gần gũi và đáng mến. Ngày hai đứa còn yêu nhau, Trung luôn bảo, yêu anh nghĩa là phải yêu cả đất nước anh. Có những lần chờ đợi cả tuần chỉ để được gần nhau một tiếng đồng hồ vẫn thấy rất hạnh phúc”.

Thú vị hơn nữa, hầu hết các cặp vợ chồng mang 2 quốc tịch mà tôi gặp ở ngã ba Đông Dương đều có chung một ý định khi con mình lớn lên sẽ cho chúng giao lưu với những người láng giềng phía bên kia biên giới để sự hiểu biết thêm phong phú hơn.

Mới đây, việc nhập quốc tịch Việt Nam cho hàng loạt người nước ngoài ở Kon Tum đã được tiến hành nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, mối giao lưu văn hóa và tình cảm láng giềng.

Vào cuối tháng 8.2012, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định 831/QĐ-CTN và Quyết định 832/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận quốc tịch Việt Nam cho 1.066 người đang sinh sống và làm việc tại huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Trong số đó chủ yếu là công dân của nước Lào, Campuchia. Những người này sinh sống dọc biên giới, có nhiều người đã lấy vợ, lấy chồng người Việt Nam.

(Theo Dòng đời)