Sau khi một khách du lịch Pháp gọi văn hóa ẩm thực thịt chó và tiết canh là
phản văn minh, không ít người Việt cũng đồng tình lên án thói "ăn thịt bạn" và
"uống máu tươi" của dân mình. Sẽ chẳng có gì to chuyện nếu cùng nhau trả lời một
vài câu hỏi nhỏ sau:
1. Những năm gần đây, nhiều nước phương Tây (ví dụ Tây Ban Nha 2009) đã cảnh báo
dân tình phải chế biến món bít-tết thật chín để giảm nguy cơ mắc bệnh từ các
loài sán nguy hiểm. Tuy nhiên theo thống kê thực tế thì đa số vẫn phớt lờ và
trung thành với kiểu bít-tết khoái khẩu truyền thống. Đó chính là miếng thịt bò
dầy khoảng 2-3cm rán to lửa, nhanh tay để cho lớp ngoài chín vàng, nhưng khi
dùng dao dĩa cắt ăn thì thịt bên trong vẫn sống nguyên và ứa máu tươi đỏ đĩa.
Vậy món này có văn minh hơn món tiết canh?
Patê gan ngỗng của Pháp |
2. Trong những con vật gần với con người nhất có lẽ là khỉ. Vậy từ đâu (Đông hay
Tây) đã nghĩ ra cách dùng óc khỉ để làm vacxin phục vụ con người? Và để rồi có
cả một ngành nghề nuôi giết khỉ giết. Dù ngày nay đã có thêm cách khác nhưng óc
khỉ vẫn là một giải pháp hữu hiệu. Vậy có bao nhiêu người Tây vẫn đang "ăn thịt
khỉ" mỗi ngày?
3, Rồi hình ảnh con ngựa là 1 người bạn lớn của nông dân, của chiến binh Âu
châu. Chiến sĩ khi lâm trận còn thì thầm âu yếm người bạn chiến binh của mình.
Có khi nó còn được xếp loại tầng lớp cao quí khi trở thành kị sĩ của trường đua,
nghệ sĩ chạy nước kiệu của hoàng gia. Vậy Âu châu có ăn thịt ngựa không? Ở Đức
người ta còn bán cả món thịt bồ câu trong siêu thị
4, Còn món ẩm thực yêu thích ở Pháp là pate gan ngỗng thì được người Pháp chế
biến bằng cách: Ngỗng và vịt bị nhốt chặt không cho cử động, mỗi con vật
được một ống truyền thức ăn nhấn vào cổ và bị bơm thức ăn liên tục trong một
thời gian dài cho đến khi gan con vật bị sưng to, họ mới lấy gan bị bệnh này làm
Pa tê để ăn, để xuất khẩu và họ tự hào về món thực phẩm này
...
Có lẽ cũng chỉ nên bắt đầu từ một vài câu hỏi nhỏ trên. Hi vọng nó sẽ được mở rộng, đưa nhau cùng đến một mệnh đề chung nào đó. Ví dụ như cụm từ rất Tây là "bản lĩnh dân tộc" chẳng hạn.
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xếp bát tiết
canh vào bài thuốc bổ khí huyết. Hình ảnh bát tiết canh đỏ tươi với vài lát gan
thái mỏng, mấy hạt lạc rắc lên trên, mấy lát ớt tươi, miếng chanh, vài cọng rau
húng quế, mùi tàu thơm ngát bỗng hiện lên...
- Độc giả Mạnh Kha