- Trên các vỉa hè nhiều tuyến phố tại TP. Hồ Chí Minh từ quận Thủ Đức, quận 3, quận Tân Bình, cho đến quận 12… có nhiều người đàn ông làm nghề sửa quần áo để mưu sinh.

Người đi đường dễ bắt gặp những chiếc máy khâu trên vỉa hè tại một số tuyến đường, cùng một vài dụng cụ nhỏ và tấm biển ghi: nhận sửa, nhuộm, hấp các loại quần áo. Đặc biệt đa số  những người làm công việc này là đàn ông với tuổi nghề tương đối lớn. Hầu hết họ đều cho rằng đây là một nghề tự do lại có thu nhập ổn định, tùy vào mức độ sửa đồ mà lấy công từ 3-40 ngàn/cái nên thu nhập hàng tháng từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, trong đó đã trừ tiền điện và tiền phí gửi đồ nghề ở nhà người khác.

Bị tai nạn chiến tranh từ năm 1972, sức khỏe không tốt nên anh Phan Ngọc Minh quyết định đi học nghề may vá. Vào thành phố hơn mười năm, vì không có tiền thuê mặt bằng, anh đành phải chọn vỉa hè làm nơi kiếm sống.

{keywords}

Anh Phan Ngọc Minh sửa quần áo cho khách trên vỉa hè đường Lê Văn Khương quận 12.

Anh minh tâm sự: “Sức khỏe tôi không tốt như mọi người nên chỉ làm được công việc nhẹ nhàng. Ngày ngày ngồi trên vỉa hè với chiếc máy khâu cũ, có khách đến nhờ sửa quần áo thì tôi sửa cho họ. Tính đến bây giờ tôi ngồi như thế này cũng được mười năm rồi".

Ông Thịnh, (60 tuổi) từng là giáo viên, hiện tại đang nhận sửa đồ ở công viên Bàu Cát, quận Tân Bình với kinh nghiệm hơn 20 năm hành nghề cho biết: “Đây là một nghề tự do, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, trong khi đó công việc cũng khá ổn định, với công việc này, tôi thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng, dại gì không làm mà cứ phải phụ nữ mới làm được. Trước đây, tôi nhìn mấy người làm rồi tự học theo và sống với cái nghề này cho đến bây giờ".

{keywords}

Ông Thịnh không chỉ nhận sửa quần áo mà còn sửa cả ba lô, túi xách, mũ bảo hiểm.

Ông Thịnh cũng cho biết thêm: “Có nhiều người họ nhờ mình sửa đồ rồi cho luôn, không lấy về, nhiều khi cũng mất công sửa rồi để đó, cũng có thể họ quên không lấy, có người cả mấy tháng sau mới thấy quay trở lại lấy đồ”.

Ông Du (50 tuổi) hành nghề tại đường Trần Văn Đang, quận 3,  lại xem nghề sửa quần áo cũ như một công việc làm thêm cho vui. Ông tâm sự: “Tuổi cao ở nhà miết cũng thấy buồn nên tôi quyết định tìm việc gì đó làm đỡ. Ai ngờ làm nghề này không chỉ vui mà còn kiếm thêm được một khoản kha khá khoảng hơn 4 triệu/tháng. Đó là lý do tôi đã gắn với cái máy khâu này mười năm nay. Ngày thường thì công việc vẫn đều đều nhưng gần tết có khi làm không hết việc”. Ông Du vẫn thường khâu giúp người quen ở gần đó mà không lấy tiền hay giúp những người có hoàn cảnh khó khăn đi bán vé số mà không lấy tiền công.

{keywords}

Khách hàng đang nhờ ông Du sửa áo.

{keywords}

Có cả những người khách tới nhờ ông Du may áo cho lồng chim.

 

Tại đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, anh Quang cũng đã nhận sửa quần áo được gần mười năm. Không chỉ anh mà cả vợ cũng theo nghề này, hiện tại chị đang làm tại đường Hoàng Diệu gần đó.

{keywords}

Anh Quang, tại quận Thủ Đức với chiếc biển ghi rất rõ ràng, trong đó có cả số điện thoại.

{keywords}

Anh Quang tỏ ra rất tháo vát khi chạy từng đường chỉ.

“Hai vợ chồng tôi từ miền Trung vào, trước đây tôi cũng theo học nghề này và làm việc trong tiệm may mặc cùng gia đình, do công việc gặp khó khăn nên chuyển ra làm ở đây. Hai vợ chồng cùng làm nên cũng đủ tiền trang trải cho cuộc sống của người tha hương đi thuê trọ”, anh Quang cho biết.

{keywords}

Anh Lê Quận Đắc Lộc, hành nghề tại vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám với số tiền công kiếm được từ 150-200 ngàn đồng/ngày.

{keywords}

Anh Trần Quốc Phòng chọn một góc nhỏ gần chợ Thủ Đức, quận Thủ Đức để làm việc.

{keywords}

Dù còn rất trẻ nhưng anh Vương đã làm nghề này được sáu năm.

Nguyễn Mai