Gần 30 năm bốc thuốc chữa bệnh cho người dân tứ xứ, mế không nhớ đã giúp đỡ được bao nhiêu gia đình chuyện "phòng the". Chỉ biết rằng, người dân nơi đây bảo, tháng nào cũng có cặp vợ chồng ở xa về thăm và cảm ơn mế Mụi.

Bài thuốc kỳ bí của người Dao

Mế Mụi tên đầy đủ là Tặng Thị Mụi, năm nay đã bước sang tuổi 90. Nhà mế trước ở bản Pù Quăn, sau chuyển ra bản Hạ Sơn, dọc con đường lên thị trấn Mường Lát. Biết chúng tôi ở xa về thăm, mế cười hiền lấy chai rượu được ngâm thuốc đã lâu, rót cho chúng tôi mỗi người một chén, mế bảo "uống rượu ngâm mấy thứ củ này vào, vừa hết mệt mỏi, đau lưng, khớp, vừa tốt cho… đàn ông".

{keywords}

Mế Mụi đang hướng dẫn người con dâu bài thuốc gia truyền chữa vô sinh của người Dao

Mế Mụi nói tiếng Kinh không được trôi chảy nhưng tính cách của mế rất sôi nổi, xuề xòa. Vừa nói chuyện, mế vừa tranh thủ ngồi truyền nghề cho cô con dâu năm nay đã ngoài 50 tuổi. Mế Mụi quê gốc ở Mộc Châu - Sơn La, sau khi lấy chồng, rồi cuộc sống nay đây mai đó mế đã về bản Hạ Sơn, Pù Nhi này sinh sống.

Mế Mụi kể, để có được bài thuốc chữa bệnh vô sinh tốt như hiện nay, mế được gia đình nhà chồng, ông bà ngoại của chồng truyền lại cho rất nhiều kinh nghiệm. Ở dân tộc Dao thường truyền các bài thuốc chữa bệnh lại cho cả con dâu và con gái, con trai cũng có nhưng ít hơn. Mế lấy chồng từ khi mới 15 tuổi, sau sinh hạ được 11 người con thì mới được mẹ chồng cho tiếp cận bí quyết truyền đời của gia đình. Vì theo phong tục của người Dao, nếu người phụ nữ vẫn còn khả năng sinh con thì cho dù có lấy được thuốc quý, bốc được bài thuốc hay thì cũng không "linh nghiệm", thuốc sẽ không chữa được bệnh. Bởi thế, cận kề tuổi 50, mế mới được theo mẹ chồng cõng gùi vào rừng để hái thuốc, "học nghề". Và, cũng chỉ khi ấy, mế mới nhận ra rằng, những cánh rừng bạt ngàn ở Pù Quăn, núi Bản Cắn thực sự là một kho báu với nhiều loại thuốc quý.

{keywords}

Thứ củ rừng trong bài thuốc chữa vô sinh cho nam giới

Người ươm mầm hạnh phúc

Có lẽ không ngoa khi người ta bảo mế là người ươm mầm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng. Vì không biết đọc, biết viết nên các cặp vợ chồng lên đây chữa bệnh, mế đều không ghi lại được. Ai có bệnh thì đến bốc thuốc, những gia đình ở xa có khi ở lại với mế 7, 8 ngày. Thời gian đó họ vừa ăn uống, sinh hoạt cùng gia đình và được mế cắt thuốc cho uống kết hợp với tắm thuốc bổ của người Dao. Để có được những bài thuốc quý, mế phải đi vào rừng có khi 2, 3 ngày trời, và phải mang theo thức ăn, nước uống. Mỗi lần về, trên lưng mế lại có được 2, 3 bao thuốc với đủ loại mà chỉ có mế mới biết chúng có tác dụng gì.

Chị Triệu Thị Máy, người bản Hạ Sơn, lấy chồng 6 năm nhưng mãi không có con. Hai vợ chồng đi khám uống hết các loại thuốc Đông Tây y nhưng vẫn không khỏi. Được nhiều người mách bảo đến lấy thuốc của mế Mụi về uống. Đúng một năm sau đứa con kháu khỉnh ra đời.

"Nhờ mế Mụi bốc thuốc cho mà hai vợ chồng tôi mới có con. Thuốc của mế Mụi uống là thấy hiệu nghiệm liền. Tôi chỉ uống trong vòng ba tháng mà thấy trong người chuyển biến rõ nét, nhất là về đường sinh sản, khi tôi mang thai ai cũng ngỡ ngàng, gia đình rất vui mừng", chị Máy chia sẻ.

Thảo dược để bào chế những thang thuốc trên, mế bảo, nhiều loại chỉ ở trên Pù Quăn mới có. Trước đây, khi còn ở bản cũ, để tiện cho việc làm thuốc của mình, tự tay mế đã trồng cả vườn dược liệu. Khi chuyển xuống Hạ Sơn, mế cũng đem những giống cây quý xuống trồng. Nhưng do thời tiết khắc nghiệt, diện tích đất không lớn nên nhiều cây thuốc quý mế trồng đều bị chết hết. Mế Mụi bảo, để có một thang thuốc "hàn gắn hạnh phúc" trên, ngoài những củ, cây, rễ, lá mà mế có thể trồng được thì phải kiếm thêm rất nhiều thành phần khác mà chỉ tìm thấy chúng khi vào chốn nước độc rừng thiêng.

Mấy chục năm vào rừng kiếm thuốc, mế đã quen từng hốc cây, khe suối. "Bản đồ phân bố" của những cây thuốc mế đã thuộc như lòng bàn tay, khi cần chỉ khoác gùi vào lấy. Tuy nhiên, cũng có loại cây mà đến giờ, mế cũng không thể nắm bắt được "tập quán" sinh sống của chúng. Bởi vậy, muốn tìm, phần nhiều là nhờ sự may mắn. Có lần đi thì gặp vài khóm, thế nhưng cũng có bận, mấy ngày trời kiếm tìm mỏi mắt mà chẳng thấy chúng đâu.

Chỉ tay về góc nhà có một đống củ vừa được đào về cách đây hai hôm, mế bảo loại này bây giờ hiếm và khó tìm lắm. Vị thuốc ấy là một thành phần không thể thiếu trong bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn và chứng "trên bảo dưới không nghe" của các đức ông chồng. Đó là một loại củ có màu nâu nhạt, bề ngoài gần giống với củ nâu nhưng thân củ dài hơn và có vỏ sần sùi, chi chít những rễ xơ cứng. Khi chúng tôi hỏi tên củ đó, mế bảo “bí mật”, tuy có người biết tên cây, biết đào về nhưng nếu đào củ non thì "tác dụng có cũng như không".

Con dâu của mế kể cho chúng tôi nghe về trường hợp của chị Thanh, ở tận trong quận 9, TP.HCM ra đây cắt thuốc. Chị làm công nhân, lấy chồng cũng làm cùng cơ quan, nhưng anh là con trai một. Khi cưới nhau về anh chị sống hạnh phúc, được nhà chồng yêu thương lắm. Nhưng sau 3 năm, không "thấy gì", hàng xóm ì xèo, nhà bên chồng, rồi chồng bắt đầu bỏ rơi chị. Sốt ruột, chị tìm đến nhiều bệnh viện đông y để chữa trị, dùng cả thuốc bắc, thuốc nam nhưng đều không hiệu quả. May được người bà con đi công tác ở Mường Lát về giới thiệu cho chị. Thế là chị T. tìm đến nhà mế Mụi, ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc gần một tuần mới về. Vừa rồi, chị Thanh mới gọi điện ra cho mế, bảo đã sinh một cậu con trai, rồi gửi biếu mế rất nhiều quần áo. Điều đó làm mế vui và hạnh phúc lắm.

Nhiều con nuôi nhất bản

Ông Triệu Văn Hủa, Trưởng bản Pù Quăn cho biết: Khoảng chục năm trở lại đây, không hiểu sao người vô sinh lại nhiều như thế. Giờ đây, căn bệnh ấy không chỉ đến với người ở nơi phố xá đông đúc mà ngay nơi rừng núi thâm u cùng cốc, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mấy năm mà cũng chẳng thể nào sinh nở. Tôi cũng không rõ bài thuốc của mế Mụi có tốt lắm không nhưng thấy nhiều người uống thuốc của mế rồi sinh được con cái. Bản này, giờ mế Mụi nhiều con nuôi nhất, tháng nào cũng có người ở xa về cảm ơn.


(Theo Người đưa tin)