Những mâu thuẫn, tranh cãi phát sinh trong cuộc sống hôn nhân là điều khó tránh, gần như gia đình nào cũng phải đối mặt và vượt qua nó. Vì “chiến tranh” là chuyện thường tình, nên những người trong cuộc cần phải học cách tự hòa giải, đừng để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ, bùng nổ thành khủng hoảng.

Để hòa giải một cách thông minh, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.

- Điều gì là nguyên nhân cơ bản gây ra các cuộc tranh cãi?

Thông thường, nguyên nhân thật sự luôn ẩn sâu dưới những lời buộc tội hết sức vặt vãnh. Hãy tìm kiếm thật kỹ, nhớ lại những sự việc đã xảy ra và các cuộc nói chuyện có thể gây nên vấn đề, để tìm sự thật.

- Vì sao mình lại phản ứng dữ dội như thế?

{keywords}

Ảnh minh họa

Hẳn bạn cũng nhận thấy, nếu tâm trạng của bạn vui vẻ hơn thì chuyện thùng rác chưa đổ hay mấy chiếc chén không rửa đã không khiến bạn nổi điên đến như thế. Điều này có nghĩa, những cảm xúc tiêu cực đã được tích lũy trong một thời gian dài, từ đâu đó, chứ không do nguyên nhân trước mắt. Đừng biến người đang chung sống với mình thành bao cát để mình trút giận.

- Bạn có muốn giảng hòa?

Đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất. Câu trả lời sẽ quyết định số phận mối quan hệ của bạn. Hãy nhớ lại tất cả những điều tuyệt vời và những chuyện khó chịu, cân nhắc những ưu và khuyết điểm. Đừng vội kết luận. Mong muốn hòa giải phải chân thành, đừng khiên cưỡng. Khi bạn đã trấn tĩnh lại, ngay cả các chi tiết của cuộc cãi nhau bạn cũng không còn nhớ rõ, chỉ còn nỗi buồn về sự tổn thương mối quan hệ của mình, chính là thời gian để bạn hòa giải. Hãy yên tâm vì lúc đó người kia chắc cũng đang nghĩ như bạn. Nếu thử thăm dò và chưa tìm thấy sự bình tĩnh chung, bạn cũng đừng quá lo lắng. Để bình tĩnh trở lại và "nguội đi", mỗi người cần những khoảng thời gian nhất định khác nhau.

ĐỪNG:

• Đừng tìm đến rượu bia, thuốc lá hay bất cứ thứ kích thích nào với mục đích giảm căng thẳng trước khi hòa giải.

• Đừng gọi anh ấy để đề nghị một cuộc trò chuyện nghiêm túc về mối quan hệ ngay giữa ngày làm việc căng thẳng.

• Nếu người bạn yêu gọi bạn không đúng lúc bạn chưa muốn nói chuyện với anh ấy, thì bạn vẫn nên nhấc máy. Chỉ cần yêu cầu anh ấy hãy gọi lại sau, hoặc nói với anh ấy rằng bạn sẽ gọi lại sau.

• Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện theo kiểu: "Anh có nhận ra lỗi của mình và sẵn sàng xin lỗi em chưa?" hay “Anh là kẻ chẳng ra gì, nhưng em yêu anh và tha thứ cho anh".

{keywords}

Ảnh minh họa.

• Đừng ngay lập tức sau khi cãi nhau, bạn đến để yêu cầu "làm rõ mọi việc ở đây và ngay bây giờ”, bởi khi đó người yêu của bạn và cả bạn đều còn đang bừng bừng giận dữ.

• Đừng đe dọa anh ấy là nếu anh ấy không xin lỗi, bạn sẽ tìm một người khác.

• Đừng nhờ vả người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp hòa giải giùm bạn.

• Đừng thảo luận các nguyên nhân gây nên cãi vã trong thời gian hòa giải.

NÊN:

Hòa giải ngay trong những ngày đầu tiên sau cuộc tranh cãi. Dù có tức giận và thất vọng đến thế nào, thì thời gian tối ưu cho sự hòa giải là vài giờ cho đến một ngày sau cuộc cãi nhau. Tất nhiên, hòa giải hai hoặc ba ngày sau khi cãi nhau cũng có thể, nhưng khả năng những cảm giác xấu về cuộc cãi vã sẽ có nhiều thời gian để nung nấu và lưu dấu vết trong trái tim mỗi người; trong tương lai, chúng sẽ trở thành nguyên nhân của những cuộc cãi vã mới.

Hãy là người chủ động hoà giải. Gia đình là nơi duy nhất trong cuộc đời này mà chúng ta không cần phải làm ra vẻ mạnh mẽ, cứng rắn hay nguyên tắc. Quan trọng nhất là tình yêu và sự hiểu biết, mọi thứ khác chỉ là chuyện nhỏ.

Hãy thừa nhận một phần lỗi của mình. Trong quá trình hòa giải, bạn hãy sẵn sàng thừa nhận một số sai lầm của mình. Chuyện tự nhận lỗi thực ra không có gì là đáng sợ. Có thể người thân yêu của bạn chỉ cần được nghe điều đó là đã đủ hài lòng, chứ không yêu cầu bạn phải thay đổi cách xử sự hay thái độ của bạn trong tương lai

Hãy hòa giải một cách… tình cảm. Hãy làm sao cho mọi việc được diễn ra một cách nhẹ nhàng, tình cảm. Điều đó sẽ chứng minh, không có cuộc cãi vã hay bất hòa nào có thể phá hủy tình yêu của các bạn.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Hãy cho anh ấy tin rằng không có anh ấy bạn sẽ rất buồn khổ. Hãy nói cho anh ấy biết bạn đã khổ sở như thế nào, bạn không thể làm gì được ngoài việc nghĩ đến anh ấy và về cuộc cãi vã ngu ngốc ấy. Tất nhiên, bạn không cần phải thổi phồng mọi việc lên. Hãy nhấn mạnh rằng mối quan hệ với anh ấy mang đến cho bạn niềm vui và hạnh phúc, cho anh ấy biết rằng bạn muốn làm cho tình yêu của bạn vững chắc hơn và yên bình hơn...

Hãy làm cho anh ấy hiểu, dù thế nào bạn cũng sẽ luôn bên anh ấy. Có lẽ chàng trai của bạn vẫn còn đang bị dày vò bởi câu hỏi: bạn đã ở đâu vào buổi tối sau cuộc tranh cãi .. Hãy thuyết phục anh ấy rằng trong thời gian bất hòa, bạn chẳng hề nhìn đến ai và chẳng có ai dám nghĩ đến chuyện lợi dụng điều đó.

Những người yêu nhau luôn có thể tìm thấy lối thoát và con đường dẫn đến sự hoà giải. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ: "Phòng bệnh dù sao cũng tốt hơn là chữa bệnh”.

(Theo PNO)