HTML clipboar – Đái tháo đường không còn là bệnh của người lớn tuổi mà đang bị trẻ hóa nhanh chóng do lối sống thiếu lành mạnh đang lan rộng trong cộng đồng. Cá biệt, có những bệnh nhân mắc đái tháo đường (type 2) khi mới 8 tuổi.
 

Trao đổi với báo chí tại “Ngày hội phòng chống bệnh đái tháo đường” tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội (hướng ứng “Ngày đái tháo đường thế giới” 14/11 hàng năm), PGS.TS Đỗ Trung Quân, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu (BV Bạch mai), Phó Chủ tịch Hội nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết trường hợp bệnh nhân này mắc đái tháo đường do bị béo phì, rối loạn chuyển hóa.
{keywords}
HTML clipboard Đái tháo đường là căn bệnh liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, tập luyện, vận động (Ảnh minh họa: C.Q)

Bệnh nhân là nam, mới 8 tuổi, cao 141cm và nặng tới 58kg (đã sụt 4kg khi tới viện). Khi sinh ra, cháu chỉ nặng 2,9kg, gia đình lại có điều kiện nên cả 2 bên nội ngoại đều tập trung chăm bẵm hết sức kỹ càng, hầu như không cho đi chơi, vận động rất ít khiến cháu bị béo phì. Khi đưa đến bệnh viện Bạch Mai khám, kết quả đo đường huyết cho thấy chỉ số đường huyết của cháu cao gấp đôi chỉ số bình thường (13mmol/l).
 
Sau hơn 2 tháng điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã sụt được 10kg, đường huyết về mức bình thường (5,4-6,2mmol/l).
 
Theo PGS Đỗ Trung Quân, trước đây khoảng 10 năm, số người trẻ dưới 30 tuổi bị đái tháo đường rất ít nhưng hiện giờ dù chưa có thống kê cụ thể song bệnh nhân đến rất thường xuyên, tình trạng bệnh nhân 20-22 tuổi mắc đái tháo đường type 2 khá phổ biến, số trẻ em mắc bệnh do béo phì, lười vận động cũng ngày càng nhiều.
 
{keywords}
HTML clipboard Đái tháo đường là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh: C.Q)

Ngoài ra, ông Quân cũng lưu ý đến đối tượng là doanh nhân bị đái tháo đường ngày một nhiều. Đây là đối tượng có nguy cơ cao (tuổi thường ngoài 40, ngồi nhiều, làm việc căng thẳng, ăn uống không điều độ, không có thời gian tập thể thao, …). Ông Quân khuyến cáo đối tượng này cần thu xếp đi khám định kỳ 3 lần/tháng.
 
Theo ông Quân, béo phì là nguy cơ độc lập với bệnh đáo thái đường. Người bị béo phì thì nguy cơ xuất hiện đái tháo đường rất lớn, mắc hội chứng chuyển hóa, trong đó có rồi loạn đường huyết. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% số người bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc sau ăn (hội chứng tiền đái tháo đường) sẽ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm sau đó.
 
Đái tháo đường là căn bệnh có thể phòng được, bằng cách sàng lọc sớm những đối tượng nguy cơ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện khoa học, …
 

Năm 2030 bệnh nhân tiểu đường tăng gấp đôi hiện nay

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, tỷ lệ đái tháo đường của người Việt Nam năm 2013 đang ở mức 5,7% và dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng gấp đôi.

Theo các chuyên gia, đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm, là “kẻ giết người thầm lặng” do không có biểu hiện bệnh rõ ràng, bệnh liên quan mật thiết đến lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện nên nếu không có hiểu biết và quyết tâm thay đổi sẽ khó phòng bệnh.


 C.Quyên