Đàn ông Việt Nam luôn vỗ ngực mình là người chủ của gia đình và xã hội và nay lại chê trách chị em là sùng ngoại, nhưng các ông hãy ngẫm lại mình xem các ông có hoàn thành vai trò bổn phận của mình hay chưa? Xin đơn cử thí dụ để các ông suy nghĩ.
Có đôi vợ chồng sống và làm việc ở thành phố, hai người yêu nhau khi đất nước đang có chiến tranh, chàng cầm súng đi ra chiến trường, nàng khi rời tay súng lại lao vào sản xuất làm hậu phương lớn cho chàng.
Sau khi nước nhà hết chiến tranh, hòa bình lập lại, hai người nên vợ nên chồng. Hai người làm công nhân nhà nước một cọc ba đồng, nên kinh tế rất khó khăn vì phải nuôi hai con rồi và cả bố mẹ già. Cuối cùng vợ chồng bàn cách làm sao một trong hai người được đi xuất ngoại để giải quyết kinh tế cho gia đình, thế rồi người vợ trúng tiêu chuẩn được xuất ngoại hai vợ chồng đều mừng rỡ, anh chồng tiú tít chuẩn bị cho vợ. Khi đưa tiễn chị lúc chia tay trong lòng anh chị lại dội nên một cảm xúc thương yêu khó tả làm anh chị không muốn rời nhau, nhưng có cái gì đó thúc đẩy nên họ vẫn phải xa nhau.
|
Đàn ông Việt kém cỏi nên phụ nữ mới phải lấy chồng Tây? Ảnh minh họa |
Thời gian trôi đi, từ nước ngoài chị luôn cần kiệm chăm chỉ làm việc gửi tiền về cho anh chăm lo cha mẹ già con nhỏ. Thời hạn được làm việc ở nước ngoài sắp hết, hai vợ chồng có hai phương án một là chị trở về xây dựng kinh tế tai nhà hai là chị tìm cách ở lại rồi đón dần các con sang. Qua suy tính kỹ càng anh khuyên chị chấp nhận phương án hai tìm cách ở lại nước ngoài, dù sao chị ở nước ngoài mới có khả năng đỡ đần kinh tế, nên anh chấp nhận ở lại chăm sóc cha mẹ già hai bên, tức anh đồng ý cho chị kết hôn với người bản địa để ở lại và anh sẵn sàng nhận hy sinh vì tương lai cho các con được theo mẹ sống ở quê người.
Ở làng có cô gái đẹp người đẹp nết nhất làng, từ già đến trẻ ai cũng quý cô, nhưng cô lại đi lấy một người ngoại quốc đã già lại mắc bệnh, mọi người trong làng khuyên can cô vì trong làng đã hết đàn ông đâu mà phải chấp nhận như vậy, ai cũng chê trách cô dại dột, nhưng cô vẫn quyết định lấy người ngoai quốc già kém trí tuệ này. Theo gương cô các thôn nữ lũ lượt xuất ngoại, họ bất chấp mọi công việc cực nhọc và tủi nhục dành dụm tiền gửi về quê nhà. Nhiều làng quê nhờ có nhiều chị em xuất ngoại nên làng xã cũng đổi thay cho các đấng mày râu tối tối đi uống cà phê karaoke..., mà trước kia chỉ có nơi phố lớn.
Tại sao chi em lại sùng ngoại? Trách nhiệm chính ở cánh nam giới, các vị gia trưởng của gia đình trụ cột của xã tắc. Nếu các ông làm tốt trách nhiệm của mình lo cho gia đình ấm no thì vợ đâu phải lìa chồng cha con phải xa nhau? Nếu các ông làm tốt trách nhiệm của phái nam nhi thì quê hương đất nước phồn thịnh hùng cường thì chị em thân cô chân yếu tay mềm đâu phải bỏ quê đi kiếm sống nơi đất khách quê người? Phải chăng chị em biết các đấng nam nhi Việt Nam kém cỏi nên họ phải ngậm ngùì sùng ngoại?
Ôi, các chị em phụ nữ Việt Nam đã có nhiều lời ca ngợi ho,̣ tôi xin tặng họ thêm bốn chữ " nhẫn nhục sùng ngoại".
Độc giả Anh Ngọc Lê
Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
BẠN NGHĨ GÌ VỀ Ý KIẾN NÀY? MỌI QUAN ĐIỂM XIN GỬI THEO MẪU PHẢN HỒI DƯỚI ĐÂY HOẶC EMAIL DOISONG@VIETNAMNET.VN!TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! |