- Chợ Tây nằm lọt thỏm trong ngõ nhỏ trên đường Tô Ngọc Vân, họp vào sáng thứ 7 hàng tuần từ 9h-12h. Đến với phiên chợ, du khách sẽ thích thú với bầu không khí vừa mang nét cổ điển của phiên chợ truyền thống Việt vừa có cái mới lạ, độc đáo, hấp dẫn của phong cách phương Tây hiện đại.

{keywords}

Gọi là chợ Tây nhưng thực ra khu mua bán, trao đổi này chỉ nằm trong hai mảnh sân nhỏ nằm đối diện nhau. Hơn 7h sáng một số chủ gian hàng đã đến chuẩn bị cho phiên chợ bắt đầu lúc 9h sáng.

{keywords}

Chợ hội tụ đầy đủ các yếu tố để được gọi là “Tây” như: Do người nước ngoài thành lập, người mua bán chủ yếu là Tây, một số mặt hàng cũng rất “Tây”. Khu chợ này cũng thu hút không ít người Việt.

{keywords}

Thời kì mới thành lập chợ chỉ có vài ba gian hàng, đến nay, sau 4 năm hoạt động đã có hơn 20 gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Các mặt hàng được bày bán khá gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho người mua.

{keywords}

{keywords}

Đến với phiên chợ này, du khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như hài lòng về thái độ phục vụ của chủ các gian hàng. Họ có thể đến từ các quốc gia khác nhau, bán những mặt hàng khác nhau, có người nói được tiếng Việt có người không… tuy nhiên, nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, hài hước, dí dỏm là điểm chung ở họ.

{keywords}

{keywords}

Đồ ăn thức uống ở chợ Tây đều rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và niêm yết giá không mặc cả.

{keywords}

Ông Gérard Gastel (người Pháp-chủ gian hàng bánh mì) luôn tươi cười, thân thiện với khách hàng.

{keywords}

{keywords}

Chợ Tây “không chỉ đơn thuần là nơi mua sắm” nó còn là nơi trò chuyện, giao lưu, gắn kết tình cảm. Đây cũng là nơi bạn có thể trau dồi kiến thức, vốn tiếng Anh bởi một số chủ hàng, ngoài tiếng bản địa họ còn rất thông thạo tiếng Việt. Họ sẵn sàng chia sẻ, giải thích về thành phần hay công dụng của các sản phẩm.

Thanh Hoa