- Ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc, việc rải tiền lẻ khắp mọi nơi tại chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu... đang trở nên phổ biến. Người ta đặt tiền từ bệ thờ, bát hương, tháp chuông, bia công đức, cạnh biển cấm đặt tiền tới gốc cây, ngọn cỏ hay thậm chí còn giắt tiền khắp mình tượng, nhét vào tận tay, tận... miệng của tượng Phật.

{keywords}
Tiền lẻ phủ kín mình tượng. Ảnh: Báo Văn hóa

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa việc rải tiền lẻ bừa bãi đem đến hình ảnh phản tâm linh, nói lên sự thiếu hổng ý thức văn hóa, đặc biệt về văn hóa tín ngưỡng, xúc phạm tới các thần linh và thể hiện thái độ không tôn trọng đồng tiền của quốc gia.

{keywords}
Đặt cả những nơi có biển "Đề nghị đồng bào không đặt tiền" Ảnh: VietNamNet

{keywords}
Đặt vào lư hương... Ảnh: VietNamNet

{keywords}
...vào chân tượng.

{keywords}
...gốc cây.. Ảnh: Tuổi trẻ

{keywords}
...ngọn hoa... Ảnh: Dân trí

{keywords}
Ảnh: SM

PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, gọi việc rải tiền vô tội vạ khắp chốn linh thiêng là một sự hỗn tạp và sự hỗn tạp này bây giờ mới có.

Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng VN, quan niệm đi chùa có giọt dầu đã có từ lâu đời, là một nhu cầu tâm linh của người dân. Ngày xưa đến chùa, dù ít, dù nhiều thì người ta cũng rất trân trọng để vào cái đĩa, rồi dâng lên cho nhà chùa, nhà đền. Nhà chùa, nhà đền rất trân trọng đồng tiền đó.

{keywords}
Ảnh: Tuổi trẻ

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Ảnh: Dân trí.

{keywords}
Trong khu vực bia Tiến sĩ, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: Dân trí

Ngày nay, việc dâng tiền công đức, giọt dầu được thực hiện rất thiếu văn hóa. Người ta rải tiền khắp nơi, từ bệ thờ, bát hương, tháp chuông, bia công đức, cạnh biển cấm đặt tiền tới gốc cây, ngọn cỏ hay thậm chí người ta còn giắt tiền khắp mình tượng, nhét vào tận tay, tận... miệng của tượng Phật, ép các ngài phải "nhận". Có lẽ người ta nghĩ làm như vậy thì lời cầu xin mới mau đến được với thánh thần chăng?

{keywords}
Rải tiền cầu xin điều gì ở nơi trưng bày đồ gốm? Ảnh: Dân trí

{keywords}
Hay chỉ "thả tiền" theo quán tính?

{keywords}

{keywords}
Suối Giải oan cũng tắc vì tiền lẻ.

{keywords}
Và những đồng tiền bị rải oan. Hình ảnh ở nhà ga cáp treo Thiên Trù. Ban Quản lý đã đề nghị không thả tiền, nhưng thảm tiền vẫn ngày một dày lên.

PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, những hiện tượng kể trên ít nhiều mang tính chất mua bán ở cửa thần, cửa thánh, hối lộ thần linh, bắt ép thần linh nhận hối lộ. Lối suy nghĩ theo kiểu "tốt lễ dễ kêu", người ta sẽ lầm tưởng như thế là kính trọng, thần linh sẽ hiểu và ban phát lộc cho con người.

{keywords}
Một hình ảnh đẹp chốn linh thiêng.

"Những tính toán vụ lợi cá nhân, nói thẳng ra là một sự "đặt cược" với thần linh, biến thần linh thành một công cụ vì cái thấp hèn của con người mà tồn tại" - PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết trên trang Người đưa tin.

{keywords}
Năm nay sẽ không có thêm tiền mới mệnh giá từ 2000 trở xuống.

Để hạn chế tối đa những hiện tượng phản cảm kể trên, năm nay, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra một biện pháp mạnh là hạn chế tối đa in tiền mệnh giá nhỏ (2000 đồng trở xuống) phục vụ tết và lễ hội.

Bộ VH, TT&DL cũng đã ra Chỉ thị triển khai các biện pháp để hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng như: không để các hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội; không cài, giắt, đặt, rải tiền tùy tiện gây phản cảm; bố trí bàn ghi công đức hợp lý để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di tích.

{keywords}

{keywords}
Ở khu vực di tích, lễ hội cũng sẽ không còn cảnh đổi tiền lẻ công khai như thế này?

Liệu những biện pháp mạnh của cơ quan chức năng có làm thay đổi được nhận thức và ý thức của người dân về một thói quen xấu hình thành chưa được bao lâu?

Minh Thư (tổng hợp)

Bạn có ý kiến về việc rải tiền lẻ vô tội vạ chốn linh thiêng? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn theo mẫu phản hồi dưới đây. Xin cám ơn