Khoảng 12 vạn công nhân đang bị nợ tiền lương, gần 260 nghìn lao động không có
thưởng Tết. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp gắng sức để trả ‘lương không thiếu
một đồng, thưởng không hụt một cắc’ cho người lao động.
‘Trắng’ cả lương lẫn thưởng
Ông Tống Văn Lai, phó vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội cho biết, theo thống kê, có 596 doanh nghiệp ở 8 tỉnh thành như
Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… không có tiền thưởng Tết
Dương lịch. Còn Tết Âm lịch có Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ… không thưởng Tết
cho 120 nghìn lao động do không có tiền.
DN đau đầu lo tiền Tết cho nhân viên |
Tuy nhiên, đáng buồn hơn cả là những lao động của các doanh nghiệp giải thể, phá
sản trong thời gian vừa qua chưa biết “đi đâu về đâu” trong cuộc sống. Tương lai
của họ thực sự u ám. Bởi theo Sở Lao động -Thương binh & Xã hội Hà Nội, từ đầu
năm đến nay, đã có 12 nghìn doanh nghiệp trong số 140 nghìn doanh nghiệp tuyên
bố giải thể, phá sản, kéo theo số lượng lao động lên đến hàng nghìn người lâm
vào cảnh thất nghiệp, thậm chí có người trở thành không nơi ăn chốn ở, do không
có tiền để thuê nhà, sinh sống.
Còn ở TP.HCM, theo điều tra riêng của báo chí, 90% công nhân ngoại tỉnh đã không
thể về quê ăn Tết do không có thưởng, lương bị nợ. Một nữ công nhân làm việc tại
một công ty TNHH của Hàn Quốc, nằm trên quận Tân Bình cho biết, cả năm chị phải
làm việc quần quật ở công ty để hy vọng đến Tết có lương thưởng. Nào ngờ, giáp
Tết, gần đến ngày về thì bỗng dưng công ty đóng cửa, không thông báo nửa lời cho
nhân viên. Khi biết chuyện thì ông chủ đã cao chạy xa bay, thành ra nhân viên
của công ty “trắng tay” cả tiền lương lẫn thưởng.
Đủ lương thưởng, phải xem là điều “thần kỳ”
Những chuyện như vậy trong thời gian này quả là không hiếm. Nhưng từ đó mới
thấy, những lao động vẫn đang được bảo đảm lương, thưởng, lại với mức như đã
từng được hưởng thực sự may mắn và doanh nghiệp, nơi tuyển dụng họ phải nói rằng
đã nỗ lực hết sức để chăm lo đời sống cho cán bộ, nhân viên của mình. Bởi trong
thời kỳ kinh tế khủng hoảng như hiện nay, việc duy trì, bảo đảm đủ 12 tháng
lương cùng với thưởng vào những ngày lễ, Tết là một việc không hề đơn giản.
Có tiền thưởng Tết là một may mắn |
Như công ty CP Dược phẩm Việt Nam làm một ví dụ. Là doanh nghiệp nhập khẩu và
phân phối nhiều sản phẩm tiêu dùng như sữa bột Physiolac (Pháp), Kanny (Hà Lan),
Bột ăn dặm Ninolac (Bỉ)… công ty CP Dược phẩm Việt Nam đã rất cố gắng để hơn
1000 nhân viên nhận đủ lương, thưởng không chỉ trong năm nay mà suốt 5 năm qua,
theo đúng mục tiêu đề ra: “Lương không thiếu một ngày, thưởng không hụt một cắc
(cắc bạc)”.
Sự nỗ lực ấy càng đáng nói hơn khi năm qua là thời gian đầy sóng gió đối với mặt
hàng sữa vì “sự kiện” sữa “bẩn” của New Zealand đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới
các sản phẩm sữa bột khác. Ban giám đốc của công ty đã xác định: đây chính là
sợi dây liên kết để có thể gắn kết người lao động với công ty. Nếu không bảo
đảm, đời sống cho họ thì sẽ không thể nào công ty “giữ chân” họ được.
Cùng với công ty CP Dược phẩm Việt Nam, một số công ty khác như các công ty
chuyên sản xuất giày, da, túi xách, Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản
(Vinacomin) cùng các công ty trực thuộc đều cố gắng thưởng Tết cho lao động ít
nhất là 1 tháng lương thứ 13.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da, giày, túi xách Việt Nam chia sẻ:
“Thu nhập bình quân người lao động toàn ngành năm 2013 khoảng 5 triệu
đồng/tháng. Trong đó, thu nhập của lao động học nghề ở mức hơn 3 triệu
đồng/tháng. Lao động lâu năm thì trên 10 triệu đồng/tháng. Mỗi người ít nhất sẽ
được thưởng Tết 1 tháng lương”.
Như vậy, việc “lương không thiếu một đồng, thưởng không hụt một cắc” của doanh
nghiệp trong thời kỳ đỉnh điểm khó khăn về kinh tế này phải xem là khả năng
“thần kỳ” của họ.
Mỹ An