Khi trẻ mắc bệnh sởi, nếu được mẹ lưu ý phát hiện sớm sẽ không có gì đáng lo lại. Tuy nhiên, nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Để bệnh sởi không "hỏi thăm" con, cũng dễ thôi chị em ạ! Mùa đông năm ngoái, bé Tũn mới thôi nôi được 1 tuần thì bị lên sởi. Con sốt cao, bỏ ăn, người phát ban đỏ liên tục 6 ngày mới hết bệnh. Gia đình mình được một phen hoảng sợ vô cùng vì đây cũng là lần đầu tiên Tũn bị bệnh. Từng có kinh nghiệm “chiến đấu” với khi con bị lên sởi suốt gần 1 tuần lễ, mình muốn chia sẻ với chị em những kiến thức của bản thân, giúp hai mẹ con “sống sót” với dịch sởi đang “hoành hành” hiện nay.
Sởi là một bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao do virus gây ra, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em. Khi trẻ mắc bệnh sởi, nếu được mẹ lưu ý phát hiện sớm sẽ không có gì đáng lo lại. Tuy nhiên, nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy, điều mình muốn chia sẻ trước tiên với các bà mẹ, đó là hãy nắm rõ những biểu hiện của trẻ khi lên sởi:
Trẻ lên sởi thường có biểu hiện:
- Thân nhiệt tăng cao, đau mắt (viêm kết mạc) và chảy nước mũi là những dấu hiệu đầu tiên.
- Xuất hiện những đốm trắng nhỏ trong miệng một ngày hoặc kéo dài vài ngày.
- Ho khan dữ dội.
- Chán ăn, bỏ ăn.
- Tiêu chảy hoặc ói mửa.
- Da phát ban. Trên da xuất hiện những vết mẩn đỏ từ 1 đến 2 ngày trước khi trẻ cảm thấy mệt mỏi và ốm. Trẻ có thể bị sốt cao khi các nốt phát ban xuất hiện. Phát ban thường bắt đầu ở mặt và đầu, sau đó có thể lan rộng ra ngực, lưng, bụng, tay, chân và bàn chân. Các vết mẩn trên da sẽ tự bay mất sau từ 5 - 8 ngày, tiếp đó là hiện tượng bong da.
Khi trẻ bị lên sởi, mẹ cần lưu ý những “Nguyên tắc vàng” sau khi chăm sóc con:
- Cho con uống nhiều nước: Khi bị sởi, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước.Mẹ hãy cho bé uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể.
Trẻ bị sởi cần được bổ sung nhiều nước (ảnh minh họa) |
- Sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định: Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt cơ bản và có tác dụng tốt để giảm bớt đau nhức và hạ sốt khi con bị lên sởi.
- KHÔNG dùng kháng sinh: Thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus bệnh sởi mà thậm chí còn có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Bổ sung vitamin A: Vitamin A đã được chứng mình giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng khi con lên sởi. Mẹ nên lưu ý cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A
- Tạo độ ẩm không khí: Nên bằng cách này hay cách khác làm tăng độ ẩm không khí trong phòng của trẻ. Điều này sẽ giúp các chất nhầy ở cổ, mũi lỏng ra, làm bé dễ thở hơn, làm dịu những cơn ho.
- Giữ cho mũi của trẻ luôn sạch và “thông thoáng”: Mũi của trẻ nên được giữ sạch, không có gỉ mũi nhất là khi bú mẹ hay bú bình để trẻ dễ thở hơn. Lau mũi sạch trước khi đi ngủ.
- Tránh để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng: Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.
- Kiêng gió kiêng nước những vẫn phải giữ vệ sinh: Trẻ bị sởi thường được khuyên kiêng gió kiêng nước. Vậy nhưng mẹ vẫn phải lưu ý lau nhanh người cho con bằng nước ấm đê giữ vệ sinh và thấm mồ hôi cho con.
Để phòng tránh bị lây sởi, mẹ đừng quên:
Tiêm vaccine: Tiêm vaccine là cách tốt nhất để giúp bé tránh được bệnh sởi. Mẹ nên lưu ý tiêm cho bé đủ 2 mũi sởi vào tháng 9 -11 và tháng thứ 15-18. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, dễ tiếp xúc với nguồn bệnh. Vệ sinh cá nhân cho bé cẩn thận mỗi khi ra ngoài và tiệt trùng đồ chơi trẻ em, dụng cụ ăn uống của con sạch sẽ cũng là điều chị em nên lưu ý.
(Theo Khampha.vn)