Theo các chuyên gia, đòn roi không phải cách để dạy trẻ, ngược lại, chỉ khiến bé trở nên hung hăng hơn và đối phó lại bằng những hành vi xấu. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những biện pháp “không đòn roi” dưới đây để dạy con nhé.

1. Thời gian phạt

“Thời gian phạt” là một biện pháp khá hiệu quả nếu bạn là một người kiên nhẫn. Nếu bé nghịch ngợm hay làm gì đó không đúng, bạn sẽ phạt con một khoảng thời gian để ngồi im và suy ngẫm về những gì mình đã làm, cũng như nói cho bé biết thời gian phạt là bao lâu. 

Phương thức này có thể sẽ khó khăn với trẻ nào tỏ ra bướng bỉnh. Nếu trong “thời gian phạt” bé tiếp tục phạm lỗi, “mức án” sẽ bị tăng thêm thời gian. 

Bạn phải cực kỳ kiên nhẫn và tiếp tục điều chỉnh cho đến khi con thực hiện đúng “hình phạt”. Một số chuyên gia gợi ý 1 phút phạt cho mỗi độ tuổi, vì thế trẻ 5 tuổi sẽ có “thời gian phạt” là 5 phút.

2. Tạm thu đồ chơi

Đôi khi trẻ nghịch ngợm vì những thứ xung quanh quá hấp dẫn hoặc có thể bé đang chán với môi trường xung quanh. Nếu đây là trường hợp của con bạn, hãy cố gắng chuyển hướng sự chú ý của con đến một cái gì đó tích cực hơn. 

Ví dụ, nếu bé nhà bạn thường dùng búa đồ chơi đập vỡ các đồ lặt vặt khác, bạn hãy di chuyển nó đến một kệ cao hơn nơi bé không thể với tới được. Bằng cách đó, bạn sẽ ngầm nói con biết nếu bé không đập phá linh tinh, bé sẽ được lấy lại được đồ chơi.

4. Hậu quả tự nhiên

Một số hành vi không tốt kéo theo đó những kết cục đi kèm. Trong trường hợp này, không cần thiết phải trừng phạt con, thay vào đó bạn hãy để những hậu quả tự nhiên xảy ra và xem con mình học được bài học cuộc sống quý giá thế nào.

{keywords}
Dạy con bằng đòn roi nhiều lúc không mang lại hiệu quả như mong muốn. (Ảnh minh họa)


5. Việc nhà

Đây là một cách phạt hiệu quả, khi được một công đôi việc. Con bạn vừa biết cách lao động tay chân vừa học được trách nhiệm của mình. 

Ví dụ, bạn phạt con phải lau hết những vết bẩn trong nhà khi bắt gặp con đang vẽ bậy lên tường phòng khách, sau một hồi chịu phạt như vậy, chắc chắn lần sau bé sẽ không dám tái phạm nữa.

6. Thẳng thắn trò chuyện


Tất nhiên, có những lúc cần đến nói chuyện nghiêm túc với con để giải quyết vấn đề. Đối với một số trẻ chỉ cần biết cha mẹ rất thất vọng với hành vi không đúng của mình cũng đủ cảm thấy tội lỗi và muốn làm gì đó sửa chữa lỗi lầm. 

Nói chuyện thẳng thắn cũng giúp một đứa trẻ hiểu tại sao hành động của chúng là sai, vì trong một số trường hợp, trẻ thực sự không biết hoặc không hiểu lý do tại sao điều chúng làm lại là sai.

7. Phớt lờ

Với một số hành vi không đúng của con chỉ cần bạn phớt lờ đi, như chưa biết gì là được. Điều này thực sự hiệu quả hơn với những trẻ ít tuổi. 

Ví dụ, khi con cố gắng nói chuyện với bạn bằng một giọng mè nheo, bạn hãy giả vờ như không nghe thấy con nói gì. 

Khi nào bé hết rên rỉ, bạn sẽ nói: "Ồ, con vừa nói chuyện với mẹ hả, nhưng tai mẹ không nghe thấy gì mỗi khi con mè nheo như vậy đâu”. Cách thức này cũng hiệu quả này khi nào bé la hét và tỏ ra giận dữ.

(Theo Tri thức trẻ)