Đọc bài đánh giá William Saletan về cuốn sách mới của Juliet Macur “Vòng đời của những lời nói dối: Sự sụp đổ của Lance Armstrong” (Cycle of Lies: The Fall of Lance Armstrong) trên New York Times, tôi đã một lần nữa nhắc nhở về sự nguy hiểm của việc nói dối với một đứa trẻ. 

Saletan viết Macur đã miêu tả Armstrong như một kẻ nói dối bệnh lý, lớn lên trong "môi trường gian lận". Ông nhấn mạnh việc Macur miêu tả cha mẹ Armstrong thường xuyên nói dối để có lợi cho con trai họ. Ví dụ, khi Armstrong 14 tuổi "cha mẹ làm giả giấy khai sinh để anh ta đủ điều kiện tham gia một cuộc đua".

Đây là những lỗi thường ngày không ít cha mẹ mắc phải. Nói dối đã trở thành cách thức nhanh chóng để giải quyết các tình huống khó. Động cơ nói dối trong mỗi tình huống khác nhau, có thể để bảo vệ đứa trẻ khỏi bị tổn thương, hay để khiến chúng làm điều gì đó chúng không muốn, để che giấu hành vi sai của chính cha mẹ hoặc như trong trường hợp của Lance Armstrong, để giúp con cái giành cơ hội một cách không công bằng.

{keywords}
ảnh minh họa

Chúng ta cần phải nhận ra rằng những hành vi không trung thực này, dù lớn hay nhỏ, đều để lại hậu quả sâu rộng. Tóm lại khi chúng ta nói dối , dù là điều nhỏ nhất, cũng chính là ta đang dạy các con nói dối và làm cho chúng hiểu những gì chúng có thể đạt được dựa vào chính thực lực của chúng là không đủ.

Khi cha mẹ làm méo mó sự thật, đứa trẻ sẽ có khả năng thay đổi nhưng gì chúng từng nghĩ là đúng về thế giới. Chúng lớn lên cảm thấy không còn có thể tin tưởng nhận thức của chính mình, phủ nhận những gì chúng từng biết. Ở một mức độ, các con nhận thức sự mâu thuẫn, nhưng sẽ là hàng năm để chúng hiểu rằng mình đã bị nói dối. Tuy nhiên trong thời gian đó, bọn trẻ học cũng đã kịp học được cách để thoát khỏi tình trạng khó khăn là bịa ra một câu chuyện.

Có một đôi vợ chồng đã tìm đến tôi nhờ tư vấn về các vấn đề hôn nhân của họ và bày tỏ muốn ly thân. Khi tôi đưa ra câu hỏi họ sẽ nói với hai đứa con của họ như thế nào, cặp vợ chồng đó nói rằng họ không định nói cho các con ít nhất trong vài tháng tới. Thay vào đó, họ sẽ nói rằng người cha đi công tác. Tôi đề nghị họ thử tưởng tượng một số câu hỏi các con có thể có khi thấy cha đi vắng lâu ngày. Lúc đầu, họ xem nhẹ tình hình và cho rằng những đứa trẻ sẽ không bận tâm vì người cha thường xuyên đi công tác. Sau đó tôi yêu cầu họ hãy đặt mình vào vị trí của các con, thử xem các con sẽ thấy bối rối như thế nào khi biết được tình trạng của bố mẹ và những gì chúng có thể tưởng tượng ra. Khi cuộc trao đổi của chúng tôi được đào sâu, họ bắt đầu nhận ra những hậu quả ngoài ý muốn của việc nói dối với bọn trẻ. Ví dụ, cậu con trai lớn của họ, người thường xuyên bất hòa với cha, có thể cảm thấy việc cha rời đi là do mình.

Đương nhiên, tất cả các bậc cha mẹ đều muốn bảo vệ con cái của họ khỏi bị tổn thương, cũng như cặp vợ chồng này. Tuy nhiên, những gì ban đầu được xem như là bảo vệ thì lại có thể gây tổn thương. Khi chúng ta xem xét kỹ hơn mong muốn che chở các con, chúng ta có thể nhận thấy thực ra chúng ta đang tự bảo vệ mình. Chúng ta sợ nhìn thấy các con mình đau buồn, cũng không muốn thành “người xấu” trong mắt bọn trẻ hay phải những tiếng la hét rên rỉ. Về bản chất, khi chúng ta nói dối, chúng ta đang nói với các con là bố mẹ không thể chịu đựng và đối mặt với sự tổn thương và tức giận của chúng. Trong tương lai điều này có thể có những hậu quả khôn lường khi khiến cho đứa trẻ quyết định không tâm sự với cha mẹ khi chúng gặp rắc rối. Vì chúng sợ làm cho cha mẹ buồn, hay lo lắng cha mẹ không chịu đựng nổi.

Các nguy cơ khác của việc "bảo vệ" một đứa trẻ bằng cách nói dối là làm cho đứa trẻ cảm thấy sợ hãi hơn. Ví dụ, đứa con út của đôi vợ chồng kể trên có thể nhớ lại cha đã bị bệnh và phải đi gặp bác sĩ gần đây. Nếu mẹ cậu bé không đề cập tới nơi ở của cha chút nào, cậu bé có thể tưởng tượng và lo sợ rằng cha mình bị bệnh, thậm chí có thể đã chết. Dù là lý do gì, khi chúng ta nói dối, chúng ta đang tước đoạt cơ hội phát triển và khả năng tự phục hồi bằng cách vượt qua khó khăn của bọn trẻ.

Tất nhiên, là trung thực không có nghĩa là chúng ta trả lời mọi câu hỏi. Là cha mẹ, công việc của chúng ta để bảo vệ các con khỏi các thông tin hoặc sự kiện đáng sợ vượt quá mức độ nhận thức của chúng. Ví dụ, sau ngày 11/9, một phụ huynh đã làm đúng khi giới hạn lượng tin tức đứa trẻ nhận được, đặc biệt là những hình ảnh đáng lo ngại nhìn thấy trên truyền hình.

 Đồng thời, chúng ta cần phải biết rằng đứa trẻ có thể nhận thức được sự kiện thảm khốc này và chúng cần một số câu trả lời trung thực, vì vậy cần luôn chú ý mức độ thông tin được cung cấp phải phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Tương tự như vậy, cha mẹ có quyền riêng tư của mình. Khi một đứa trẻ yêu cầu thông tin không phù hợp, chẳng hạn như đời sống tình dục của cha mẹ, cha mẹ cần giải thích đây là câu hỏi riêng tư.

Là cha mẹ chúng ta đều muốn con cái chúng ta tin tưởng - thật đáng buồn, nếu chúng ta nói dối bọn trẻ, chúng ta đang nói với chúng rằng chúng không thể tin tưởng cha mẹ, hay chính mình.

Cẩm Tú (Theo HF)