Sau 3 giờ trao đổi trực tuyến với bạn đọc về thoái hóa khớp, hai chuyên gia về xương khớp tư vấn nhiều giải pháp hiệu quả, ít tốn kém để phòng các cơn đau và đẩy lùi chứng bệnh này.

Chớ xem thường thoái hóa khớp

Ông Nguyễn Hữu H 54 tuổi (Cẩm Khê, Phú Thọ) nhập viện 108 Hà Nội trong tình trạng lưng và gối đau nhức, không thể cử động. Kết quả chẩn đoán cho thấy ông bị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối và khớp háng thể nặng. Các bác sĩ cho biết, có nhiều khả năng ông H sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.

Trước đó khoảng 3 năm, ông H đã bắt đầu cảm thấy đau mỏi ở lưng, và 2 chân, nhưng do chủ quan, ông chỉ đến Trạm y tế xã lấy thuốc giảm đau thông thường để uống. 

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết: Không ít người cho rằng đau mỏi khớp gối, khớp háng hay cột sống… chỉ là triệu chứng nhỏ, chỉ cần uống thuốc giảm đau thông thường là tự khỏi mà không cần đi khám. Chính sự thờ ơ, chủ quan hoặc điều trị không đúng cách này có thể là nguy cơ bị tàn phế suốt đời. 

Điều trị sớm và đúng cách: Công thức luôn đúng để đẩy lùi thoái hóa khớp

Theo PGS. TS. Bác sĩ Lê Lương Đống, nguyên Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam: “Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn nhẹ có thể phòng và chữa để giữ gìn chức năng vận động khớp lâu dài, không để biến chứng hay di chứng nặng về sau.”

Tuy nhiên, cũng theo BS. Đống: “Một thực tế là, nhiều bệnh nhân còn tự ý dùng thuốc giảm đau khiến bệnh giảm tạm thời, nhưng bị tác dụng không mong muốn tới dạ dày, ruột, thận, gây tiểu đường, tăng huyết áp, loãng xương… dẫn đên tình trạng chưa khỏi bệnh khớp đã mắc thêm nhiều bệnh quan trọng khác.”

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do chủ quan coi thường bệnh hoặc điều trị không đúng cách, hỗ trợ bạn đọc phát hiện bệnh sớm và biết cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, báo VietNamNet và nhà tài trợ Viên khớp Bách Xà tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Phòng ngừa và điều trị Thoái hóa khớp”.

Với sự tham gia của hai chuyên gia về Xương khớp:

- PGS.TS.BS. Lê Lương Đống, Nguyên Phó giám đốc Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam

- BS YHCT Lương y Lê Xuân Quang - Chuyên gia Tư vấn Tổng đài tư vấn bệnh khớp 04.3995.3901

Nội dung buổi giao lưu:

NHỮNG TRIỆU CHỨNG SỚM

Vo Thi Thanh Suong , Nữ - 57  Tuổi

Cánh tay của tôi cử động ở phía trước thì không đau nhưng cử động về phía sau thì đau nhói. Như vậy có phải bị thoái hóa khớp hay không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chị nên đi chụp phim X-quang để kiểm tra xem có bị thoái hóa khớp không, nếu không bị thoái hóa thì đó là hội chứng vai tay. Chị có thể sử dụng viên khớp Bách Xà để hỗ trợ điều trị.
{keywords}

PGS.TS Lê Lương Đống tại tòa soạn báo VietNamNet chiều 30/7/2014.


Nguyễn Xuân Hùng , Nữ - 38  Tuổi
 
Xin chào bác sĩ, tôi thường bị đau ngang thắt lưng khi cúi xuống hoặc đứng dậy đột ngột. Xin hỏi có phải tôi bị thoái đốt sống lưng không? Nếu bị thì cách điều trị thế nào? Xin cảm ơn!
 
PGS.TS Lê Lương Đống: Riêng một triệu chứng như bạn chia sẻ chưa đủ kết luận là thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống có 4 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu có thể đau như bạn mô tả. Giai đoạn tiếp theo bạn có thể cảm thấy co cứng cơ, hạn chế vận động. Giai đoạn 3 có thể hẹp khe khớp hoặc lỏng khớp. Giai đoạn 4 có thể thoát vị, teo đĩa đệm.

Trên lâm sàng, các biểu hiện có thể là đau, hạn chế vận động. Nếu thoái đốt sống thắt lưng có thể kèm theo chèn ép gây nên đau thần kinh tọa. Với bạn nên phòng và chống thoái hóa cột sống. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn tập đã nêu trên kết hợp thuốc y học cổ truyền để phòng chống thoái hóa cột sống nói riêng và thoái hóa xương khớp nói chung.

Để chẩn đoán chính xác, bạn cần đi chụp X-quang.

Trịnh Thủy Cúc , Nữ - 35  Tuổi

Tôi bị tê ngón áp út và ngón út tay trái 3 năm nay, tê nhiều, nóng rần ngón út lúc đêm, hay bị vọp bẻ tay, mấy tháng nay đau khớp ngón giữa tay trái và ngón út tay phải, thỉnh thoảng có đau lưng vùng với tay không tới. Tôi điều trị thuốc Đông y thì chỉ bớt tê chứ đau khớp tay vẫn còn, không uống thuốc 1 ngày lại bị tê rần. Cho hỏi tôi bị bênh gì? Xin hướng dẫn nơi khám và trị tận gốc bệnh. Cảm giác đa nhức, tê nóng rất khó chịu. Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Em nên đi khám chuyên khoa để xác định bệnh sau đó mới có phác đồ điều trị phù hợp. Muốn trị bệnh tận gốc cần xác định được căn nguyên. Tạm thời em có thể dùng các loại thuốc mang tính chất hoạt huyết thông mạch, ngâm tay bằng nước lá lốt vào buổi tối.

Hoàng Văn Nhã , Nam - 35  Tuổi

Kính gửi PGS.TS Lê Lương Đống! Cháu bị thoái hóa đốt sống lưng lâu rồi nhưng tháng 2/2014 cháu có bê vật nặng không đúng tư thế, cháu có đi chụp cộng hưởng từ và bác sĩ bảo bị thoát vị L2-L3 (mức độ chưa chạm vào dây thần kinh tọa). Cháu bị tê mỏi cả 2 chân, nhưng nhiều hơn ở bên chân phải và bị đau ở vùng xương chậu bên phải. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu có chữa khỏi được bệnh không và điều trị ở đâu? Thế nào thì tốt nhất và hiệu quả nhất ạ?

PGS. TS Lê Lương Đống: Thoát vị đĩa đệm chưa rõ loại hình thoát vị, có di động hay không. Tuy nhiên tê mỏi 2 chân liệu có thể do bị chèn ép thần kinh tọa không? Dù sao, chấn thương gây thoát vị sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống. Nếu không được phòng và chữa trị hiệu quả, dễ dẫn tới đau thần kinh tọa - căn bệnh khó điều trị dứt điểm.
 
Theo tôi bạn cần có kế hoạch điều trị lâu dài, nghiêm túc. Về điều trị, bạn có thể kết hợp thuốc y học cổ truyền và phương pháp không dùng thuốc đã nêu nhiều ở các tư vấn trên. Đặc biệt, phương pháp luyện tập 5 điểm hoặc 3 điểm cho thấy dễ thực hiện, hiệu quả cao. Bạn cần kiên trì thực hiện. Bạn cũng nên được 1 chuyên gia có uy tín theo dõi và hướng dẫn điều trị cụ thể và lâu dài để đảm bảo điều trị thành công.

{keywords}

Tặng hoa khách mời, Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang.


Phạm Bích Ngọc, Nữ 45 tuổi

Tôi 45 tuổi hiện đang loãng xương- 2,7.có thể dùng thuốc và dùng như thế nào để làm giảm độ loãng xương được không?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào bạn! Loãng xương là do rối loạn về chuyển hóa, bạn có thể cung cấp thêm cho cơ thể viên uống hoặc thực phẩm giàu canxi. Nên sử dụng theo toa của bác sĩ.

Đùa Chút Thôi, Nam 25 tuổi

Mẹ tôi bị thoát vị địa đệm bị tê hai chân gần 3 năm nay, có lúc hai chân tê không có cảm giác. Cho tôi hỏi cách điều trị thế nào?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào bạn! Thoát vị đĩa đệm hay dẫn đến chèn ép dây thần kinh, ở đây là bác đã bị chèn ép dây thần kinh hông to, làm thiếu dinh dưỡng cơ, gây tê 2 chi dưới. Đây là bệnh dễ tái phát, cần hạn chế là các việc nặng, lưu ý các động tác trong sinh hoạt hàng ngày, nên đeo đai lưng, uống viên khớp Bách Xà kết hợp với các bài trị liệu.

 
Thanh Nguyễn Văn, Nam - 38  Tuổi

Tôi làm văn phòng nên thời gian ngồi nhiều, từ đầu năm 2014 đến nay xuất hiện tình trạng đau mỏi thắt lưng và tê tê lan xuống sau đùi trái, sau khi tìm hiểu thông tin và chụp phim thì bác sĩ có nói bị thoái hóa đốt sống L2-L5. Tôi đã tìm uống mấy chục thang thuốc Bắc chuyên trị thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, có châm cứu được 15 lần, đồng thời cũng có uống các loại thực phẩm chức năng về xương khớp nhưng không được đều lắm do hay đi công tác và nhiều khi tiếp khách uống rượu bia thì tôi bỏ uống thuốc. Thưa bác sĩ hiện nay bệnh có đỡ hơn nhưng không dứt hẳn, làm việc ngồi lâu thì có đau nhẹ và tê, nghỉ ngơi thì đỡ, tôi đã bỏ luôn không chơi môn tennis nữa vì nghe nói không tốt cho cột sống. Mong bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị sớm và dứt điểm bệnh này vì tôi thấy bệnh còn nhẹ vẫn làm việc được bình thường và chưa bao giờ dùng thuốc Tây. Mong bác sĩ cho tôi xin lời khuyên và tư vấn. Cảm ơn bác sĩ!

PGS.TS Lê Lương Đống: Qua thông tin bạn cung cấp cho thấy bạn bị đau lưng và đau thần kinh tọa. Do chưa có thông tin về chụp cộng hưởng từ đốt sống thắt lưng nên chưa biết được mức độ tổn thương của bạn. Về hướng điều trị, bạn đang thực hiện đúng hướng nhưng chưa đủ liều và đủ thời gian. Ngoài ra bạn cần kết hợp phương pháp tập luyện theo các bài tập 5 điểm hoặc 3 điểm, kéo giãn cột sống... như đã tư vấn ở một trường hợp đau thần kinh tọa nêu trên.
 
Nhìn chung đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân (khoảng 28 nguyên nhân), phần lớn khó điều trị dứt điểm. Bạn cần có một chuyên gia có đủ uy tín khám toàn diện, tư vấn cụ thể để có hiệu quả điều trị cao nhất.

{keywords}
Hai khách mời giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc VietNamNet.

Lê Quang Hải, Nữ - 32  Tuổi

Mẹ tôi 65 tuổi, bị sưng cứng khớp gối trong khoảng 6-7 năm. Tôi nghĩ là bà bị thoái hóa khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn: Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp? Các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc hữu ích hiện nay.

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Mẹ của bạn đã bị thoái hóa mạn tính nguyên nhân dẫn đến thoái hóa thì có nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa từ bên trong kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài gây nên. VD: ăn uống thiếu chất không đủ dinh dưỡng, lại phải lao động nặng lâu ngày . Các phương pháp để điều trị cho bệnh này hiện nay có dùng thuốc như nhóm thuốc Tây và thuốc thảo dược, còn không dùng thuốc là các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Cụ thể mẹ của bạn hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu. Chúc bạn và mẹ sức khỏe!
 
Ngô Thị Bích Ngọc , Nữ - 44  Tuổi

Xin PGS.TS cho tôi hỏi: cách đây 18 năm, tôi thường xuyên bị nhức hai đầu gối chân, cũng đã khám và bác sĩ nói tôi bị thấp khớp rồi cho uống thuốc Nam nhưng chỉ đỡ được một thời gian, gần đây tôi thường xuyên đau vai gáy và thất lưng, ngón tay cái sưng to hơn bình thường, hai bàn chân thì bị tê, buồn như có con gì bò trong chân, không ngủ được. Xin PGS.TS cho tôi biết triệu chứng của tôi là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Các bệnh về khớp khá đa dạng (khoảng 150 loại bệnh khớp). Ở đây bạn không cho thông tin về xét nghiệm cận lâm sàng. Về sơ bộ tôi nghĩ nhiều đến khả năng bạn bị viêm khớp dạng thấp. Thỉnh thoảng có đạt tiến triển cấp tính. Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và chẩn đoán chính xác.
 
Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn cần được theo dõi và điều trị suốt đời. Tránh lạnh và ẩm kéo dài. Lao động và luyện tập hợp lý và không để thừa cân. Bạn nên có kế hoạch dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị các chứng bệnh thấp khớp mang lại hiệu quả tin cậy và bền vững nhất. Chúc bạn có nhiều may mắn và thành công!
 
Viet Truong Nghiem , Nam - 42  Tuổi

Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

PGS.TS Lê Lương Đống: Thoái hóa cột sống là bệnh gây đau mỏi ở đầu, cổ vai và tay. Ngoài ra bệnh nhân có thể hay bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt do bị giảm lưu huyết não. Về việc điều trị, đầu tiên bạn có thể kết hợp phương pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc. Bạn cần có một chế độ lao động phù hợp với sinh lý cột sống, tránh ngồi lâu quá, ở trong phòng máy lạnh hay các môi trường ẩm thấp. Bạn có thể kết hợp phương pháp châm cứu, xoa bóp hoặc chiếu các tia sóng ngắn, châm lazer, đắp nến...
 
Về thuốc do bệnh điều trị lâu dài, bạn nên dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cụ thể là thuốc y học cổ truyền. Các loại thuốc này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh lạc, bổ gan thận. Các sản phẩm này hiện có thể kể đến như viên khớp Bách Xà hoặc các sản phẩm có tác dụng như trên, có thể dùng lâu dài, có hiệu quả tin cậy, hầu như không có tác dụng không mong muốn, nâng cao sức khỏe.
 
Bên cạnh đó bạn cũng nên có chế độ tập luyện, vận động cổ nhẹ nhàng, tránh các chấn thương tích lũy.
 
Trần Bá Thái , Nam - 45  Tuổi

Kính chào PGS.TS Lê Lương Đống! Tôi năm nay 45 tuổi, là công chức nhà nước, thường xuyên chơi tennis. Hơn một năm nay cổ chân trái tôi luôn bị nhói đau khi xoay cổ vùng gần mắt cá chân, tôi đã khám bác sỹ, chụp X-quang nhưng không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi cứ thấy đau toàn bộ bàn chân mỗi khi khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đi. Đặc biệt tôi chỉ cần ngồi khoảng 5 phút hay bước chân xuống giường khi mới ngủ dậy vào buổi sáng thì đau ê ẩm cả 2 bàn chân khi di chuyển. Sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần. Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi!

PGS.TS Lê Lương Đống: Qua các thông tin bạn cung cấp, sơ bộ tôi nghĩ nhiều đến bạn bị chấn thương tích hợp trong quá trình chơi tennis dẫn tới viêm và thoái hóa các khớp chịu lực. Hậu quả có thể thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa các khớp, như khớp bàn chân, đầu gối, khuỷu tay.
 
Theo tôi tốt nhất bạn nên chuyển sang một môn thể thao mới, nhẹ nhàng, phù hợp hơn như bóng bàn, đi bộ, bơi lội (một hình thức vận động các khớp không chịu tải trọng). Bạn có thể ngâm chân nước muối ấm 15-20 phút trước khi đi ngủ mỗi tối. Nếu có thể bạn cũng nên dùng các loại thuốc y học cổ truyền như viên khớp Bách Xà, phòng chống thoái hóa xương khớp, đáp ứng được lý luận y học cổ truyền.
 
Nguyễn Sơn Minh , Nam - 36  Tuổi

Em đến bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM khám và xét nghiệm, kết quả bị thoái hoá khớp, nhưng uống hết thuốc theo đơn rồi mà vẫn bị tái đi tái lại nhiều lần, mỗi lần bị lại bàn chân bị sưng và rất đau. Mong PGS. TS Lê Lương Đống cho lời khuyên và cách điều trị? Rất cám ơn bác sĩ!

PGS.TS Lê Lương Đống: Thoái hóa xương khớp là quy luật tất yếu, việc phòng chống căn bệnh này phải thực hiện suốt đời. Rất chia sẻ với bạn vì thoái hóa xương khớp khi tuổi còn trẻ. Tôi có 4 lời khuyên là kiên trì điều trị. Thứ 2, lao động và tập luyện ở mức độ, phương pháp phù hợp. Thứ 3, dùng thuốc y học cổ truyền. Cuối cùng là không để thừa cân.
 
Về tập luyện cần chú ý từ nhẹ đến mạnh, từ biên độ nhỏ đến biên độ lớn, từ đơn giản đến phức tạp và tránh các động tác gây đau.

Trong các đợt đau cấp có thể dùng tân dược để giảm đau nhưng không dùng kéo dài vì hầu hết tân dược điều trị xương khớp đều có tác dụng không mong muốn. Bạn cũng cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được khám toàn diện, theo dõi và tư vấn điều trị cụ thể hơn. Chúc bạn thành công!

Phạm Duy Khiêm , Nam - 40  Tuổi

Thời gian gần đây tôi cứ đau nhức sau cổ, phía dưới gáy, cảm giác như đốt sống bị ngạt ngạt cái gì đó, ngửa ra sau thì thấy đau ở chỗ đốt xương ngang vai, nhấn vào chỗ đó thấy đau. Mỗi sáng thức dậy, nhất là khi trở trời là thấy đau buốt ở đốt sống ngay thắt lưng, dùng tay day day tầm 1 phút thì bớt đau. Tôi thường xuyên bị đau đầu (giống như mãn tính), uống thuốc chữa đau đầu vào thì hết nhưng hết thuốc thì lại đau. Hầu như mỗi tháng tôi uống thuốc nhức đầu 15 ngày. Vậy theo bác sĩ thì tôi phải làm gì? Tôi tính đến bệnh viện xương khớp TP.HCM để khám mà cứ chần chừ mãi... Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Bạn nên đi khám đốt sống cổ tại các khoa xương khớp để xác định bệnh, thường thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép có thể gâp đau đầu chóng mặt hoa mắt. Các triệu chứng bạn miêu tả đều có yếu tố tính chất của bệnh xương khớp bạn nên đi khám sớm để có phác đồ điều trị thích hợp.
 
nguyenquyetchien , Nam - 50  Tuổi

Tôi năm nay 50 tuổi, thời gian gần đây tôi bị đau đầu gối đi lại rất khó khăn, mỗi khi co chân vào, duỗi chân ra các khớp gối kêu cục cục. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Trước hết anh cần đi khám để xác định bệnh, các triệu chứng anh mô tả khả năng là do khô dịch khớp. Sau khi xác định được bệnh anh có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị trong lúc đang đau nên hạn chế vận động mạnh.

Nguyễn H Tuấn, Nam - 35 tuổi 

Tôi hồi bé đã bị trường hợp xấu nhất là khớp công tâm. Sau đó qua được cơn nguy hiểm, tuy nhiên từ đó trở đi, cứ cách một khoảng thời gian nhất định chân bị sưng phù, khớp đầu gối đau, rất khó đi lại. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa trị!
     

PGS.TS Lê Lương Đống: Theo tôi không chỉ là bạn có tiền sử thấp khớp công tâm (tôi hiểu là thấp tim, dân gian gọi là thấp khớp đớp tim, thường mắc ở lứa tuổi 7 đến 12), khi có các triệu chứng sưng đau khớp bạn có thể dùng Viên khớp Bách xà. Cũng xin lưu ý định ký bạn nên khám, làm các xét nghiệm đề phòng viêm khớp cấp cần kết hợp thuốc tân dược.

Tran Thi Tham , Nữ - 37  Tuổi

Gần đây, tôi hay thấy các khớp tay chân bị mỏi, khi ngủ dậy vận động nhẹ tôi có thể nghe được tiếng của các khớp kêu, không biết tôi đang có dấu hiệu của bệnh gì và nên đi khám ở đâu?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Các triệu chứng như bạn mô tả đó là biểu hiện của tiền thoái hóa khớp, khi dịch khớp hao hụt, cạn kiệt dần sẽ dẫn đến thoái hóa. Để phòng tránh bệnh thoái hóa sớm nên dành thời gian để vận động cơ thể, ăn uống điều độ đủ chất, khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh và kịp thời có phác đồ điều trị thích hợp.

Nguyễn Hoàng, Nam - 25 tuổi   

Thưa chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp là gì? Tôi thường xuyên chơi bóng đá, có nhiều khi bị chẹo chân hoặc va chạm khiến khớp tôi bị đau, một thời gian sau cũng khỏi nhưng cứ vận động mạnh hoặc bất cẩn chút lại có cảm giác đau khớp cổ chân. Tôi cần làm gì? Và cần phòng tránh thoái hóa khớp như thế nào? Xin cảm ơn!    

PGS.TS Lê Lương Đống: Nguyên nhân thoái hóa khớp đầu tiên phải nói đến là sự lão hóa xương khớp và toàn thân theo thời gian. Không ai có thể ngăn chặn được thoái hóa mà chỉ ngăn cản, làm chậm quá trình đó mà thôi. Tuy nhiên trong thực tế, cùng lứa tuổi có người thoái hóa sớm muộn khác nhau là bởi nhiều yếu tố khác như: -Yếu tố cơ giới: Mang vác nặng, béo phì thừa cân…, bệnh về khớp (có khoảng 150 bệnh khớp khác nhau), dị tật bẩm sinh, do chấn thương (kể cả vi chấn thương tích hợp dần); môi trường, điều kiện lao động (lạnh ẩm kéo dài)….

Ngoài ra cũng cần tính một số nguyên nhân như: Cơ địa già sớm, rối loạn nội tiết: mạn kinh, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa (gout), dùng thuốc corticoide…Như bạn có thể do chấn thương tích hợp gây thoái hóa. Bạn cần ngừng các động tác do thể thao, lao động làm đau tái diễn. Có thể ngâm chân bằng nước nóng âm cho thêm tý muối hoặc gưng, lá lốt 15 đến 30 phút/ ngày; nên dùng dược phẩm có nguồn gốc YHCT như: Viên khớp Bách Xà có thành phần cao rắn hổ mang, bổ sung Glucosamin, Collagen typ II và các thảo dược như độc hoạt, ngưu tất, quế chi, tang ký sinh… cùng kết hợp lại, an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ.

Nguyễn Văn Duyệt, Nam - 33 tuổi

Cháu bị thoái hóa đốt sống cổ 456, trước đây cháu hay bị đau cả hai bên vai nhưng bây giờ chỉ bị đau ê bên phải. Bác sĩ có thể cho biết có thuốc gì chữa hay ngăn quá trình thái hóa không? Và phải làm gì để giảm đau? Cháu xin cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Tuổi cháu chắc thoái hóa hãy con mức nhẹ. Nếu có điều kiện cháu có thể dùng dược phẩm có nguồn gốc YHCT như Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang, giảm được đau và góp phần phòng chống thoái hóa cột sống cổ và xương khớp nói chung.

 {keywords}
PGS.TS Lê Lương Đống giao lưu cùng bạn đọc VietNamNet

Nguyễn Đức Bình, Nam - 32 tuổi 

Cháu do va chạm trong đá bóng nên xương mu bàn chân phải tự nhiên lồi ra (chup X-Quang có thấy sưng chồi ra 1 mẩu. Vị trí mu chân phải ở giữa bàn chân về phía bên trái. Cháu đã đi khám ở bệnh viện GTVT bác sĩ kết luận mẻ xương; ở bệnh viện Thể thao bác sĩ cho biết sưng cơ xương không sao; ở bệnh viện Bạch Mai bác sĩ kết luận xương bị chồi và không có thuốc nào đỡ được phải để cơ thể tự thích nghi dần. Bây giờ nếu vận động mạnh hoặc có ấn vào chỗ xương lồi thì gây đau nên gây bất tiện trong việc sinh hoạt và chơi thể thao. Cháu muốn bác sĩ tư vân giúp cháu cháu bị làm sao và tư vấn cháu cách điều trị. Cháu xin trân thành cảm ơn! 
                                  
PGS.TS Lê Lương Đống:  Với các thuật ngữ bạn mô tả: mẻ xương, chồi xương, sưng cơ xương chưa cho phép hiểu, chẩn đoán và tiên lượng tổn thương. Tuy nhiên mách bạn: Hàng ngày ngâm chân bằng nước muối ấm, vận động nhẹ nhàng, từ nhẹ đến mạnh, từ biên độ nhỏ đến lớn, chú ý không động tác tập nào gây đau, sau đó tập lại dần. Tốt hơn nữa là xin ý kiến tư vấn bác sĩ phục hồi chức năng. Dùng thuốc phòng chống thoái hóa xương khớp dần. Chúc bạn thành công!

Lê Thị Hương , Nữ - 46  Tuổi

Một tháng trước, tôi bị viêm cấp khớp bả vai - không cử động được tay, bác sĩ tiêm 4 ống thuốc trong 2 ngày, thấy khỏi hẳn triệu chứng đau. Nhưng mấy hôm nay nay tôi lại thấy đau dần lại, tuy cấp độ không nặng như lần đau trước.Tôi nên dùng loại thuốc gì để chữa trị và luyện tập thế nào để tránh thoái hóa khớp?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Trong đợt viên cấp nên dùng thuốc kháng viêm điều trị một đợt khoảng 15 ngày. Sau khi bệnh giảm có thể chuyển phác đồ sang dùng các loại thuốc thảo dược để hỗ trợ điều trị thêm. Bạn có thể kết hợp thêm với các bài tập vật lý trị liệu tránh hiện tượng xơ cứng khớp vai.

Bùi Như Lạc, Nam - 65 tuổi

Tôi bị đau khớp đầu gối. Thường bị đau nhức. Có khi có sưng nóng, đỏ, đau. Có khi chỉ đau. Tôi bị bệnh gì? Điều trị thế nào?          

PGS.TS Lê Lương Đống: Đến tuổi anh chắc chắn có thoái hóa xương khớp rồi. Tuy nhiên khớp gối có sưng nóng, đỏ, đau là viêm cấp, cần được khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.     

Ha Bui, Nữ - 30 tuổi

Đầu gối phải của cháu thi thoảng khi duỗi chân ra rất đau, cháu mà đứng lâu một lúc là cảm giác đầu gối phải sưng phồng và phù nề lên, sau đó đi lại khó khăn. Cháu xin hỏi cháu bị như vậy là làm sao, hướng điệu trị thế nào ạ.

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Theo mô tả khả năng em bị tràn dịch khớp gối, để biết chính xác em nên đi khám để xác định nguyên nhân. Khi các định được nguyên nhân thì mới có phác đồ điều trị phù hợp được.

Nguyễn Văn Thảo , Nam - 38  Tuổi

Mẹ tôi 82 tuổi, vừa bị đau khớp gối, đi lại rất khó khăn (khi đi mới đau, sờ bóp không thấy đau, sưng). Tôi định cho mẹ tôi dùng thuốc Phong tê thấp bà Giằng không biết có được không? Xin bác sĩ tư vấn giúp!
 
Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Trường hợp của bà là do gai khớp gối, nên chỉ khi đi lại leo cầu thang thì mới thấy đau. Vì gai khớp tỳ vào gân chằng chéo khớp gối. Bà dùng được thuốc Bà Giằng hoặc các loại thuốc thảo dược khác như viên khớp Bách Xà để tạo dịch nhờn cho khớp.

Khuất Duy Quang, Nam - 37 tuổi  

Xin được hỏi PGS. TS Lê Lương Đống. Tôi bị đau thắt lưng bên trái (trên mông trái khoảng 10cm) khoảng 3 năm nay. Thường có một vài ngày không thấy đau gì cả, còn khi nào thời tiết thay đổi thì đau cả ngày luôn. Hiện tôi cũng đi chụp khám (BV YHCT Hà Nội, Phòng Khám 7A Quang Vinh Phùng Hưng.) nhưng các bác sĩ cũng chưa chuẩn đoán bệnh chính xác của tôi là gì và chỉ hướng dẫn tập thể dục. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách điều trị và thăm khám ở đâu? Xin cảm ơn.
 

PGS.TS Lê Lương Đống
: Sơ bộ nghĩ nhiều đến bạn bị viêm khớp cùng chậu trái. Chụp X quang có thể thấy hình ảnh hư biến chăng? Tuy nhiên bạn cần được thăm khám trực tiếp của thầy thuốc chuyên khoa có uy tín, vì cơ thể là khối thống nhất, có thể bệnh một nơi biểu hiện một nơi khác bạn à!      

Nguyễn Tiến Hữu, Nam - 45 tuổi

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn có điều trị khỏi được không?

Bác sỹ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Bệnh của em nên điều trị theo phác đồ của Tây y, Đây là bệnh cần điều trị lâu dài và theo dõi chặt chẽ.

Buồn Vì Đẹp Trai, Nam - 25 tuổi

Chào bác sĩ, tôi 25 tuổi. Mỗi lần tôi ngủ dậy hay cử động mạnh thì bị đau va mỏi ở khớp vai phải.mong bác sĩ cho lời khuyên và chỉ bảo!

Bác sỹ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Em nên đi chụp XQ để xác định bệnh, thường các triệu chứng như mô tả là hội chứng viêm quanh khớp vai. Sau khi xác định nguyên nhân về nhóm bệnh cơ, xương, khớp, có thể sử dụng viên khớp Bách Xà để uống.

Đỗ Quang Lâm, Nam - 37 tuổi

Chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi. Gần đây bà hay bị đau đầu gối. Nếu đi lại thì ít đau nhưng khi ngồi 1 lúc thì khi đứng lên rất đau và đi lại khó khăn. Vậy xin hỏi có phải là thoái hóa khớp hay không? Giờ đi khám thì đến BV nào tốt nhất về khớp để khám? Cách điều trị như thế nào? Xin cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Thông tin bạn cấp chưa đủ để loại trừ một số bệnh khác như lao khớp hoặc viêm khớp cấp, nhưng cũng cho phép nghĩ nhiều đến thoái hóa khớp gối. Bạn có thể đưa bà đến bệnh viện chuyên khoa khớp, bệnh viện chuyên khoa YHCT để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp đau cấp tính, dữ dội, bạn nên dùng tân dược để trấn áp đau, nhưng về lâu dài, bà cần được điều trị bằng thuốc YHCT như một số loại đã tư vấn ở trên hy vọng có hiệu quả tin cậy, nâng cao sức khỏe toàn thân có thể dùng kéo dài mà không có tác dụng không mong muốn.

Cao Ha Thu Thuy, Nữ - 26 tuổi


Xin chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi. Đầu gối của em hay bị nhức mỏi và khi đi hay duỗi thẳng chân thì nghe kêu lụp cụp, bị mỏi nhiều về đêm. Xin bác sĩ tư vấn giúp em nên điều trị như thế nào hay dùng thuốc gì cho mau khỏi bệnh ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Bác sỹ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào Em! Đây là nguyên nhân khởi phát của thoái hóa khớp gối, em nên có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, tránh ngồi lâu và lười vận động. Dùng các thuốc hỗ trợ làm tăng dịch nhờn cho khớp.

Vũ Thị Mỹ Hương, Nữ - 41 tuổi

Tôi năm nay 41 tuổi, có tiền sử bị đau vai gáy nhiều năm trước. Tôi đã đi chụp X quang và được chuẩn đoán là thoái hóa nhẹ 3 đốt sống cổ nhưng bác sỹ không cho thuốc gì điều trị. Mấy năm gần đây tôi bị đau thắt lưng và đầu gối trái thì có cảm giác tê, buồn rất khó chịu và chân yếu đi thấy rõ. Tôi đi chụp Scan thắt lưng thì cũng được kết luận là thoái hóa đốt sống S5- N1 nhưng cũng ko được kê đơn thuốc gì điều trị mà bác sỹ chỉ khuyên nên tập luyện thể dục. Đầu gối chụp X quang thì không có tổn thương khớp nhưng vẫn có cảm giác tê buồn trong khớp mà không biết tại sao. Bác sỹ có thể cho hỏi cảm giác tê buồn trong đầu gối là bệnh gì và có thuốc gì để điều trị? Xin cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Bạn dùng dược phẩm có nguồn gốc YHCT là thích hợp nhất. Tham khảo các sản phẩm đã tư vấn ở trên! Thân ái!

Nông Văn Thắng, Nam - 42 tuổi

Từ năm 2004 trong một lần đá bóng do khởi động không kỹ nên khi vung chân phải đá thì tôi thấy đầu gối chân trái bị nhói đau. Sau khi bị đau tôi cũng không điều trị gì mà tự khỏi, nhưng do khi chưa khỏi hẳn tôi vẫn chơi một số môn thể thao như cầu lông nên thỉnh thoảng vết đau lại tái phát và lặp lại nhiều lần. Đến nay thỉnh thoảng tôi vẫn thấy đau và di chuyển khó nhất là khi đi xuống dốc, cầu thang. Đặc biệt là khi vận động như đánh cầu lông, đi lại nhiều thì tôi không thấy đau, đến khi nghỉ ngơi lại thấy có hiện tượng hơi đau. Vậy xin hỏi bác sỹ nguyên nhân tôi bị như vậy và liệu pháp điều trị ra sao. Xin cảm ơn bác sỹ!

PGS.TS Lê Lương Đống: Trước tiên bạn nên kiêng hẳn các môn thể thao gây đau cho khớp gối, chuyển sang chế độ tập khớp gối ít hoặc không chịu tải trọng: đạp xe, bơi trong nước ấm. Dùng thuốc có nguồn gốc YHCT để điều trị và phòng thoái hóa gối và xương khớp nói chung sẽ an toàn và hiệu quả.

Phan Tất Thành Nam, Nam - 62 tuổi

Tôi bị viêm khớp háng và đầu gối đã 2 năm nay, từng điều tri cả Đông y và Tây y nhưng chỉ giảm đau chứ không khỏi triệt để. Có người giới thiệu tôi dùng Glucosamin của Mỹ. Xin hỏi uống thuốc ấy như thế nào, có giúp ích gì cho điều trị bệnh khớp ?

PGS.TS Lê Lương Đống: Glucosamin (có hoặc không kèm chondroitin) là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, có chức năng hỗ trợ tái tạo sụn khớp và tiết dịch nhờn. Khoa học chứng minh nó có tác dụng đã nêu, tuy nhiên phải dùng trong thời gian dài bạn ạ!

ĐAU KHỚP: ĐỪNG ĐỂ QUÁ MUỘN

Phạm Tuấn Trọng , Nữ - 48  Tuổi

Tôi năm nay 48 tuổi, bị thoái hóa 3 đốt sống lưng và 2 đốt sống cổ đã 10 năm nay, tôi đã dùng nhiều thuốc Tây cũng như thuốc Nam nhưng không khỏi, mỗi lần đau quá lại phải đi tiêm trực tiếp vào vùng gần cột sống thì đỡ được 1 thời gian. Xin hỏi bác sĩ có phương pháp nào chữa khỏi hẳn được không?

PGS.TS Lê Lương Đống: Bạn đã mắc bệnh thoái hóa tương đối nặng nên xin tư vấn bạn 4 lời khuyên. Thứ nhất là kiên trì điều trị lâu dài. Thứ 2 tránh dầm lạnh và ẩm. Thứ 3 là lao động và tập luyện phù hớp. Thứ 4 không để thừa cân.
 
Về thuốc Tây bạn chỉ dùng trong những cơn đau cấp, không nên dùng kéo dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Bạn nên có kế hoạch dùng thuốc y học cổ truyền, có thể dùng lâu dài, hiệu quả tương đối bền vững và hầu như không có tác dụng ngoài ý muốn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm các phương pháp xoa bóp, châm cứu, tắm, ngâm nước nóng...
 
Trên thế giới hiện nay có phương pháp tiêm tế bào gốc vào sụn khớp thoái hóa để chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên ở VN hiện nay hâu như người bệnh chưa có đủ điều kiện để tiếp cận phương pháp này.

Viethung Nguyen, Nữ - 37 tuổi

Con là nữ 37 tuoi. Chụp cộng hưởng từ bị thoát vị đĩa đệm L4,5 và bị thoái hóa 3 đốt sống lưng. Mong chuyên gia hướng dẫn cách điều trị?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào Em! Trước tiên em cần đeo đai lưng để cố định vùng cột sống, không làm các việc nặng, dùng các loại thuốc hoạt huyết giảm đau chống chèn ép kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Nếu thoạt vị nặng thì cần phải phẫu thuật.

Đỗ Trần Chương, Nam - 55 tuổi

Tôi chơi tennis bị đau lưng, đi chụp phim ở Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM bị thoát vị đĩa đệm tại đốt L2, L3 và L4, L5 từ năm 2012, uống thuốc theo toa bác sĩ không hết hẳn bệnh. Cuối năm 2013 bệnh đau lại đi châm cứu có bớt một phần, nhưng đến nay sáng ngủ dậy hay bị đau thắt lưng không chịu nổi. Bác sĩ có thể tư vấn tôi nên chữa bệnh theo Tây y hay châm cứu thường xuyên để hết hẳn bệnh; nên uống thuốc, châm cứu, luyện tập thể dục thể thao như thế nào để khỏi bị đạu lưng? Xin chân thành cám ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Ái chà chà. Bạn bị thoát vi đa tầng, chấn thương tích hợp do quần vợt, là nguyên nhân thuận lợi cho thoái hóa cột sống nhanh hơn. Các phương pháp chữa trị đã nêu giảm dần hiệu quả. Không tính đến phải can thiệp phẫu thuật thì Tây y chỉ là phương pháp lựa chọn, bổ sung.

Theo tôi bạn cần có kế hoạch dài hơi: Uống thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc Y học cổ truyền như Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang, dùng được lâu dài, an toàn, kết quả tin cậy; có thể kết hợp châm cứu, luyên tập hợp lý (có lẽ nên bỏ quần vợt) như: bơi, đi bộ, khiêu vũ nhẹ nhàng; tránh ẩm và lạnh kéo dài, không để thừa cân. Bài tập trên giường: Năm điểm: đầu, hai khuỷu, hai gót tỳ xuống nâng ưỡn lưng khỏi mặt giường; tập quen cơ lưng khỏe rút lại còn 3 điểm: đầu và 2 gót. Kinh nghiệm cho thấy đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả cao. Chúc bạn thành công! Thân ái.

Nguyễn Đức Mạnh , Nam - 29  Tuổi

Cháu chào các bác sỹ ạ, cháu ở Thanh Hóa và có 1 câu hỏi muốn hỏi các bác sĩ như sau: Cháu bị đau khớp gối bên phải gần hai năm nay rồi. Cháu đi khám thì các sỹ chẩn đoán cháu bị thoái hóa mâm xương chày, có kê thuốc cho cháu uống, tuy nhiên cháu uống thuốc và thấy đỡ nhưng sau đó ngừng thuốc thì lại thấy tái phát và đau hơn. Vậy cháu muốn hỏi các bác sỹ là hiện tượng của cháu có nghiêm trọng lắm không? Và cháu ở Thanh Hóa thì đi khám và điều trị ở đâu cho hiệu quả, vì công việc cháu không có nhiều thời gian lắm. Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với thoái hóa mâm xương chày nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ càng ngày càng nặng hơn, em nên uống thuốc định kỳ thì bệnh mới ổn định được. Uống một đợt thì chưa thể khỏi được em có thể bổ xung thêm các loại thuốc thảo dược tốt cho khớp, như viên khớp Bách Xà. Ở Thanh Hóa em có thể đến bệnh viện đa khoa Hợp Lực.

Dao Thi Kim Loan, Nữ - 30 tuổi

Năm nay Tôi 30 tuổi đầu gối hay xuất hiện nốt tròn hơi tím giống như va đập rồi tím chân tay hay nhức mỏi như người già. Tôi có khám ở viện và bác sĩ bảo mình bị viêm khớp dạng thấp nhưng uống thuốc Tây cũng không thấy thuyên giảm gì rất mong phòng bệnh xương khớp?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Qua mô tả các nốt bầm tím là do xuất huyết dưới da, nguyên nhân có thể là do thành mạch yếu. Đi khám có kết luận là viêm khớp dạng thấp, đối với viêm khớp dạng thấp em sử dụng được viên khớp Bách Xà để điều trị.

Vũ Quang Hải , Nam - 55  Tuổi

Tôi bị đau khớp đầu gối 5 năm, khi trở trời hai khớp đầu gối đau nhức; đi khám bác sỹ cho uống thuốc dầu cá và Glucosamin nhưng vẫn không khỏi và hiện nay đầu gối trái gập lại rất ít. Xin bác sỹ hướng dẫn cách chữa trị. Xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang:  Theo mô tả của anh đây là triệu chứng của thoái hóa khớp gối, anh bổ sung thêm dầu cá và Glucosamin vẫn chưa đủ cần phải kết hợp thêm các thuốc tạo dịch nhờn cho khớp. Kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để tránh hiện tượng sơ cứng khớp. Anh có thể bổ sung thêm viên khớp Bách Xà

Đoàn Công Chính , Nam - 60  Tuổi

Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, phải mổ từ năm 2007, nay đã hơn 7 năm. Vừa qua lưng tôi đau dữ dội, tôi đươc bác sỹ chỉ định uống thuốc MooBich, sau 1 tháng đã cơ bản khỏi đau, tiếp theo tôi uống một số thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh khớp, đến nay người khỏe lên nhiều. Tôi thường xuyên đi bộ, kéo xà đơn. Bác sĩ có tư vấn giúp tôi làm sao để tôi không bị tái lại?

PGS.TS Lê Lương Đống: Bạn sắp bước vào tuổi thập niên 70, chức năng các bộ máy cơ thể nói chung, cột sống, xương khớp nói riêng giảm dần. Vì vậy từ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi tập luyện cần khoa học và hợp lý.

Riêng phòng chống lồi, thoát vị đĩa đệm, đau lưng bạn cần lựa chọn phương pháp tập luyện nhẹ nhàng, giảm tải cột sống (không mang vác nặng, không để thể trọng thừa cân), bất đắc dĩ phải bê nặng cần đúng tư thế chịu lực (sinh lý) cột sống, bơi trong nước ấm là phương pháp vận động không tải cho khớp cột sống. Kéo xà đơn rất tốt, tập các động tác ưỡn lưng, đi thụt lùi, kiêng cúi nhiều là cần thiết; kiêng lạnh, ẩm kéo dài.
Dùng thêm các thuốc giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp như glucosamine chondroitin, Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang…, thuộc nguồn gốc tự nhiên, dễ dung nạp, có thể dung lâu dài mà hầu như không có tác dụng không mong muốn, hiệu quả bền vững lại có tác dụng toàn thân.

Hoàng Thanh Diệp, Nữ - 33 tuổi

Chào PGS.TS Lê Lương Đống, năm 20 tuổi tôi có triệu chứng đau khớp gối nhưng nhẹ, vẫn leo cầu thang và đi lại thoải mái nhưng khoảng 3 tháng trở lại đây khớp gối trái của tôi đau nặng hơn, mỗi lần ngồi xuống đứng lên và trèo cầu thang thì rất đau, ấn vào cũng thấy đau. Tôi có mua thuốc canxi và thuốc bổ sung độ nhờn, uống được 10 ngày nhưng tôi vẫn chưa thấy đỡ. Xin hỏi PGS.TS tôi bổ sung thuốc như thế có đúng không? Nếu không đỡ thì nên làm thế nào?

PGS.TS Lê Lương Đống: Chào bạn ! Ngoài đau bạn có kèm theo sưng, nóng, đỏ tại gối không? Dù sao từ những triệu chứng bạn đã nêu cũng liên hệ nhiều đến viêm, thoái hóa khớp gối. Về nguyên lý chung bạn xử lý không sai. Tuy nhiên việc bổ sung can xi như thế nào là đúng cần được tư vấn của thầy thuốc sau khi bổ sung các xét nghiệm cần thiết, qua thức ăn, thuốc, thực phẩm chức năng, dạng thô, cao hay nano…, bổ sung độ nhờn cũng tương tự. Xin được lưu ý bạn chớ để thừa cân nhé và ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên an toàn và không có tác dụng phụ.

Minh Pham, Nữ - 20 tuổi  

Tôi bị thoái hóa khớp háng (do tiêm K- col quá liều) đã 10 năm. Vậy bây giờ có thuốc uống hoặc tiêm để phục hồi không hay là phải thay khớp?   

PGS.TS Lê Lương Đống: Thông tin bạn cấp chưa đủ để tư vấn về thay khớp. Dĩ nhiên thầy thuốc ngoại khoa sẽ rất thận trọng khi chỉ định. Mừng là bạn biết ngừng K-cor.  Dược phẩm có nguồn gốc YHCT như tư vấn trên, hoặc thầy thuốc chuyên khoa khám toàn diện và giúp bạn giải pháp hữu ích đáng tin cậy. Nếu khớp háng đã có chỉ định thay thì dược phẩm có nguồn gốc YHCT có tác dụng hỗ trợ xương khớp toàn thân, giúp hệ xương khớp tốt hơn, bền hơn với thời gian. Chúc bạn thành công! Thân ái.              

Giang Quoc Cuong, Nam - 42 tuổi 
Đầu năm tôi có đi khám, bác sĩ nói tôi bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa đĩa đệm, bác sĩ nói tôi phải mổ thay đĩa đệm. Tôi xin hỏi nếu không mổ có cách gì điều trị?  

PGS.TS Lê Lương Đống: Bạn đã có chỉ định phẫu thuật là bệnh khá nặng đấy! Thiết nghĩ bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc YHCT có uy tín. Trên thực tế, khá nhiều người đã được chỉ định mổ, tuy nhiên do hoàn cảnh gì đó không mổ vẫn được điều trị bảo tồn thành công. Chúc bạn may mắn!    

VT Hùng , Nam - 33  Tuổi

Xin cám ơn Vietnamnet đã tổ chức và hai vị khách tham dự. Cha tôi năm nay 67 tuổi, trong vòng 3 năm trở lại đây hai chân của ông không bị đau nhưng bị yếu đi và ngày càng tăng nặng, ngồi ghế cao thi vẫn đứng dậy đi lại bình thường nhưng khi ngồi ghế thấp hoặc bồi bệch xuống đất là không thể tự đứng dậy được dù 2 tay còn rất khoẻ và cố gắng chống tay để đứng dậy nhưng khớp gối rất yếu vẫn không đẩy thân người lên được. Khi đi khám thì bác sĩ cơ xương khớp xác định bị viêm khớp gối, cho uống thuốc trị/chống viêm và tiêm chất nhờn thẳng vào đầu gối (4 lần/chân) nhưng không thấy bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào. Đi khám viện y dược học dân tộc thì bác sĩ ở đây cũng không kết luận bị gì và khuyên đi châm cứu kết hợp dùng thuốc Đông y nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi hai vị lương y cha tôi bị bệnh gì và chỉ hướng điều trị, xin chân thành cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Rất chia sẻ với bạn về sức khỏe của bố như bạn đã nêu. Như bạn biết, thoái hóa xương khớp là quy luật tất yếu. Tùy từng cơ thể, cơ địa và hoàn cảnh, thoái hóa sẽ diễn ra nhanh, chậm khác nhau. Trong hoàn cảnh này thoái hóa xương khớp ở bố bạn đã khá nặng kèm theo sức khỏe yếu. Việc điều trị khỏi, phục hồi lại sức khỏe là khó khăn và khá kì công. Theo tôi bố bạn nên kiên trì dùng thuốc y học cổ truyền như viên khớp Bách Xà, bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh lâu dài, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, thích hợp nhất có lẽ là đi bộ.

Ngoài ra bố bạn cũng cần được bác sĩ có uy tín theo dõi, tư vấn điều trị kịp thời các chứng bệnh khác phát sinh. Thân ái!

{keywords}
Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang giải đáp thắc mắc của bạn đọc về thoái hóa khớp.
 
Nguyễn Văn Ưng , Nam - 51  Tuổi

Mẹ cháu bị thoái hóa đầu gối hơn hai năm nay, thỉnh thoảng lại sưng tấy, hiện tại vẫn đang đau. Mẹ cháu đã dùng nhiều loại thuốc cả Đông y và Tây y nhưng cũng chỉ giảm đau một chút xong không thấy thuyên giảm nhiều. Bác sĩ có thể cho mẹ cháu lời khuyên và hướng dẫn cách điều trị với ạ. Cháu xin cám ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Mẹ cháu đã được xác định thoái hóa khớp gối đây là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài thì bệnh mới ổn định được. Nếu bệnh đang sưng và đau thì nên dùng một đợt thuốc Tây trước sau khi bệnh giảm có thể chuyển sang dùng các thuốc thảo dược để hỗ trợ điều trị thêm. Nên dùng thuốc định kỳ để phòng bệnh tái phát. Chúc gia đình sức khỏe!

Thanh Nguyễn Văn, Nam - 38  Tuổi

Tôi làm văn phòng nên thời gian ngồi nhiều, từ đầu năm 2014 đến nay xuất hiện tình trạng đau mỏi thắt lưng và tê tê lan xuống sau đùi trái, sau khi tìm hiểu thông tin và chụp phim thì bác sĩ có nói bị thoái hóa đốt sống L2-L5. Tôi đã tìm uống mấy chục thang thuốc Bắc chuyên trị thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, có châm cứu được 15 lần, đồng thời cũng có uống các loại thực phẩm chức năng về xương khớp nhưng không được đều lắm do hay đi công tác và nhiều khi tiếp khách uống rượu bia thì tôi bỏ uống thuốc. Thưa bác sĩ hiện nay bệnh có đỡ hơn nhưng không dứt hẳn, làm việc ngồi lâu thì có đau nhẹ và tê, nghỉ ngơi thì đỡ, tôi đã bỏ luôn không chơi môn tennis nữa vì nghe nói không tốt cho cột sống. Mong bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị sớm và dứt điểm bệnh này vì tôi thấy bệnh còn nhẹ vẫn làm việc được bình thường và chưa bao giờ dùng thuốc Tây. Mong bác sĩ cho tôi xin lời khuyên và tư vấn. Cảm ơn bác sĩ!

PGS. TS Lê Lương Đống: Qua thông tin bạn cung cấp cho thấy bạn bị đau lưng và đau thần kinh tọa. Do chưa có thông tin về chụp cộng hưởng từ đốt sống thắt lưng nên chưa biết được mức độ tổn thương của bạn. Về hướng điều trị, bạn đang thực hiện đúng hướng nhưng chưa đủ liều và đủ thời gian. Ngoài ra bạn cần kết hợp phương pháp tập luyện theo các bài tập 5 điểm hoặc 3 điểm, kéo giãn cột sống... như đã tư vấn ở một trường hợp đau thần kinh tọa nêu trên.
 
Nhìn chung đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân (khoảng 28 nguyên nhân), phần lớn khó điều trị dứt điểm. Bạn cần có một chuyên gia có đủ uy tín khám toàn diện, tư vấn cụ thể để có hiệu quả điều trị cao nhất.
 
Nguyễn Quang Thắng , Nam - 40  Tuổi

Tôi bị gout đã hơn 10 năm, đến nay do sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc chữa gout nên bệnh gout của tôi đã ổn định (xét nghiệm A xit Uric đã nằm trong giới hạn cho phép). Tuy nhiên do những năm trước tôi không biết nên để một số khớp, đặc biệt là khớp gối đã bị thoái hóa và hạn chế vận động (khớp gối phải hiện thường xuyên có biểu hiện đau và không duỗi thẳng được). Kính mong bác sĩ cho biết tôi có cách nào để khôi phục lại khả năng vận động của khớp gối và chữa khỏi các khớp khác được không. Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Để điều trị các bệnh thoái hóa khớp nói chung cần phải có thời gian lâu dài, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc và luyện tập thì mới cải thiện được . Trường hợp của bạn hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà. Bạn nên kết hợp thêm với các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tăng dinh dưỡng cho vùng khớp bị tổn thương. Sau khi bệnh cải thiện vẫn cần sử dụng thuốc định kỳ thì bệnh mới ổn định được lâu dài. Chúc bạn sức khỏe!

Them Duong, Nam - 44 tuổi

Chào bác sĩ, em bị viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống, bác cho hỏi bệnh của em có chữa khỏi được không ạ?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống, cần điều trị tích cực thì bệnh mới ổn định được. Ngoài uống thuốc chuyên khoa cần kết với các bài vật lý trị lệu như kéo giãn cột sống, xoa bóp làm tăng dinh dưỡng cho cơ và nhiều phương pháp khác.

Mai Lương Giám , Nam - 32  Tuổi

Bố tôi năm nay 67 tuổi, thương binh hạng 2/4, bố tôi bị thoát vị đĩa điệm L4,L5 và bị viêm đa khớp, thoái hóa khớp, đi khám và phát hiện bệnh khoảng 2 năm nay. Bố tôi đã đi khám và chữa nhiều nơi nhưng không giảm. Hiện nay đầu gối, bàn chân, bàn tay sưng gây đau nhức. Xin bác sĩ tư vấn giúp, bố tôi nên khám ở đâu?

PGS.TS Lê Lương Đống: Rất chia sẻ với bố của bạn, vừa là thương binh lại mắc bệnh khá quan trọng, việc phát hiện bệnh hơi muộn. Bạn cần xác định bệnh của bố bạn là bệnh cần điều trị lâu dài, quyết liệt bằng phương pháp đúng đắn mới mang lại hiệu quả mong muốn. Bạn cần đưa ông đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán chuẩn xác, dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp phương pháp không dùng thuốc đã nêu trong một số tư vấn trên.
 
Xin được nhấn mạnh, bệnh của bố bạn cần được theo dõi và điều trị suốt đời, phòng chống dầm lạnh và ẩm, kiên trì tập luyện để duy trì chức năng vận động, không để thừa cân. Chúc bạn thành công!

ĐAU KHỚP, KIÊNG GÌ?

Nguyễn Quốc Đông, Nam - 57 tuổi

Tôi đi khám Trung tâm chấn thương chỉnh hình phát hiện thoái hóa cổ chân, tôi có uống thuốc (Glucosamine,Jet....) một thời gian thấy bệnh đỡ hơn. Tuy nhiên gần đây tô lại thấy đau trên khớp háng, tôi chưa đi tái khám nên không biết tình trạng ra sao? Xin bác sỹ cho một lời khuyên? Xin bác sĩ tư vấn: với bệnh thoát hóa khớp, trong sinh hoạt cần làm gì và tránh những gì? có ăn kiêng ko? Xin cám ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Khi tuổi tác càng tăng, thoái hóa xương khớp tăng theo. Để làm chậm lại quá trình thoái hóa, duy trì chức năng vận động trong sinh hoạt cần vận đông, lao động, thường xuyên luyên tập phù hợp, tư thế phải sinh lý (nhất là cột sống), tránh thừa cân, chế độ ăn khoa học, dùng dược phẩm có nguồn gốc Y học cổ truyền như Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang, bổ sung Glucosamin và Collagen typ II,… ăn giảm mặn.

Theo kinh nghiệm cổ truyền cần kiêng thức ăn như: Măng, sắn, cà. Với khuôn khổ thời gian ngắn, nội dung trả lời cần khá rộng nên chưa thể thỏa mãn yêu cầu của bạn được, mong được thông cảm. Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu hoặc các bác sĩ chuyên khoa nhé. Thân ái!

Nguyễn Thị Hồng Hà , Nữ - 46  Tuổi

Tôi bị thoái hoá cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa trái. Tôi mới bị đã uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đã đi lại được bình thường. Thỉnh thoảng tôi đi bộ 1km lại thấy đau, tê chân. Vậy tôi muốn bác sĩ tư vấn giúp tôi nên uống thuốc gì để khỏi bệnh .Chế độ tập thể dục như thế nào cho hợp lý. Xin cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống:  Trước tiên phải nói đau thần kinh tọa là bệnh mãn tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc điều trị thường lâu dài. Bệnh dễ tái phát. Ở đây chưa rõ bạn thuộc nhóm nguyên nhân nào. Với phái nữ, có thể do thoái hóa hoặc tiền sử thoát vị địa đệm. Trong những cơn đau cấp tính, bạn có thể dùng thuốc tân dược để giảm đau, có thể châm cứu, xoa bóp hoặc bấm huyệt.

Xét về lâu dài, về lứa tuổi của bạn nên dùng thuốc y học cổ truyền để có hiệu quả điều trị bền vững. Ngoài ra, bạn cần có chế độ tập luyện thường xuyên và phù hợp. Nguyên tắc chung là để giãn, ưỡn cột sống. Có thể dùng bài tập 5 điểm: nằm ngửa trên giường; chống đầu hai khuỷu tay, hai gót chân, ưỡn lưng khỏi mặt giường nhằm để khối cơ lưng vững lên. Đau thần kinh tọa sẽ được cải thiện rõ rệt. Khi đã quen thì có thể còn lại 3 điểm là đầu và 2 gót chân. Bạn cũng có thể tập treo người lên xà đơn, đi bơi. Khi đi bộ nếu có điều kiện bạn có thể đi lùi. Hoặc khiêu vũ, tránh mang vác nặng, tránh lạnh ẩm kéo dài và không để thừa cân. Chúc bạn thành công!

Đoàn Công Chính , Nam - 60  Tuổi

Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, phải mổ từ năm 2007, nay đã hơn 7 năm. Vừa qua lưng tôi đau dữ dội, tôi đươc bác sỹ chỉ định uống thuốc MooBich, sau 1 tháng đã cơ bản khỏi đau, tiếp theo tôi uống thuốc khớp Tâm Bình và dùng Cao ngựa bạch, đến nay người khỏe lên nhiều. Tôi thường xuyên đi bộ, kéo xà đơn. Bác sĩ có tư vấn giúp tôi làm sao để tôi không bị tái lại?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm sau  khi đã điều trị ổn định cần có cơ chế quản lý bệnh để bệnh không tái phát. Trong sinh hoạt hàng ngày lưu ý vẫn đề vận động.. Vd: không chơi các môn thể thao vận động mạnh. Không mang vác các vật nặng quá sức, nên sử dụng thuốc bổ xung định kỳ để làm bền chặt tổ chức cơ gân. Giữ cho cột sống chắc khỏe. Trong trường hợp này anh có thể dùng Viên khớp Bách Xà để bổ sung định kỳ.

Nguyễn Văn Nhất , Nam - 31  Tuổi

Thưa bác sĩ, bố tôi (56 tuổi) thường có triệu chứng thỉnh thoảng sưng đau đầu gối. Vừa qua tôi có đưa bố tôi đi khám tại Bệnh viện Hợp lực Thanh Hóa thì bác sĩ chẩn đoán ông bị thoái hóa cột sống và khớp gối. Hiện bác sĩ có kê đơn thuốc (thuốc bảo hiểm) rất đơn giản về uống, tôi cảm thấy không yên tâm. Tôi xin bác sĩ tư vấn thêm nên dùng loại thuốc gì? nên tiêm hay uống thuốc? Có cần kiêng kị gì trong ăn uống và lao động? Cám ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với các bệnh thoái hóa thuộc dạng bệnh mạn tính, ngoài điều trị bằng thuốc Tây để kháng viêm giảm đau có thể kết hợp thêm các loại thuốc thảo dược. Hạn chế làm các việc nặng nếu cần phải tiêm thì theo toa của bác sĩ. Đối với tuổi này anh nên ăn uống các thức ăn dễ tiêu hóa. Hạn chế các thức ăn béo, thịt bò, rau muống. Sau đợt điều trị bằng thuốc Tây anh có thể bổ sung thêm viên khớp Bách Xà.
 
Ngọc Quý Ngô , Nữ - 20  Tuổi

Thưa bác sĩ! Tôi bị đau khớp gối từ năm 25 tuổi, biểu hiện như: thỉnh thoảng vài ba tháng khớp gối lại đau, đi lên cầu thang khó khăn. Tôi xem thường cứ tưởng bị trật gân. Và cứ thế tái đi tái lại rất nhiều năm. Đến năm 35 tuổi chu kỳ đau khớp ngắn lại dần và mỗi lần đau là không cử động được. Vô cùng đau đớn. Tôi đi khám bác sĩ cho uống kháng sinh và giảm đau. Tình trạng này kéo dài hơn 10 Đến năm 50 tuổi, tôi có triệu chứng đau lưng, khớp háng hai bên và cả khớp gối. Tôi đi khám bác sĩ, có chụp X Quang và cho biết bị thoái hóa cột sống và cho uống thuốc. Hiện nay tôi không còn biểu hiện lên cơn đau dữ dội ở khớp gối như trước nữa. Nhưng lưng, khớp háng, và khớp gối đau liên tục kéo dài rất nhiều tháng. Tôi uống thuốc Glusamin và làm theo hướng dẫn của bác sĩ đã hơn 3 tháng nhưng không khỏi. Với tình trạng diễn biến bệnh của tôi như vậy, Tôi kính mong được bác sĩ tư vấn về : cách tập thể dục, ăn uống và điều trị thuốc thang đúng cách. Trân trọng biết ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với các trường hợp bị thoái hóa khớp nên vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe.  Tránh sự quá tải cho các khớp, nên ăn uống các thức ăn giàu canxi dễ  tiêu hóa. VD: như các loại hạt họ đậu, tôm , cua , cá hạn chế  các thức ăn béo. Nên bổ sung các loại thuốc để phòng bệnh tái phát lại.
 
Đinh Công Sử , Nam - 35  Tuổi

Mẹ tôi 68 tuổi, là nông dân, khoảng vài năm gần đây mẹ tôi thường hay nghe tiếng kẽo kẹt trong khớp lúc di chuyển, như là bị khô dịch khớp vậy, bà rất sợ không dám đi nhiều vì sợ trẹo khớp, bà hay bị hay đau nhức khi trời lạnh nhiều. Vậy xin hỏi có phương pháp nào điều trị không, cách chăm sóc như thế nào? Xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Theo mô tả thì mẹ em đang có hiện tượng của bệnh khô dịch khớp. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến thoái hóa và sơ cứng khớp gối, phương pháp điều trị là phải dùng thuốc đợt cấp có thể dùng thuốc Tây y,  sau đợt cấp có thể sử dụng các thuốc thảo dược. Nên dành thời gian nghỉ ngơi tránh làm việc nặng, đi lại nhiều. Chúc gia đình sức khỏe!
 
Lại Hải Dương , Nam - 45  Tuổi

Tôi bị đau lưng một hai năm nay, đầu năm 2014 thấy đi lại khó khăn và đau bên chân trái, tôi có đi châm cứu thấy đỡ nhưng đầu tháng 5 lại thấy đau và khó đi lại. Tôi đi chụp cộng hưởng từ và bác sĩ chẩn đoán là bị thoát vị đĩa đệm L5/s1. Tôi có đi tiêm và chữa mất 10 ngày bây giờ đi lại được nhưng vẫn thấy thỉnh thoảng đau quanh cổ, bàn chân trái và lưng vẫn đau thường xuyên. Theo bác sĩ bây giờ tôi phải điều trị và uống thuốc như thế nào để khỏi bệnh?

PGS.TS Lê Lương Đống: Nói chung bệnh thoái hóa xương khớp cần có chiến lược phòng và chống từ tuổi trung niên, đặc biệt khi bạn có biểu hiện đau lưng, đau thần kinh tọa. Tôi có 4 lời khuyên dành đến bạn. Trước tiên là phải kiên trì điều trị lâu dài. Thứ 2 là cần có phương pháp luyện tập phù hợp. Thứ 3 tránh lạnh và ẩm. Thứ 4 không để thừa cân.

Đau thần kinh tọa cần kết hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Về thuốc chúng ta có bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh hoặc những sản phẩm chế sẵn như viên khớp Bách Xà, hoặc các loại thuốc có tác dụng bổ khí huyết, can thận, khu phong, tán hạn trừ thấp, thông hoạt kinh lạc.

Về tập luyện bạn có thể tham khảo bài tập 5 điểm hoặc 3 điểm như đã tư vấn ở trên, giúp kéo giãn cột sống, đi bộ thụt lùi và khiêu vũ nhẹ nhàng, tùy điều kiện.

Ngoài ra vai trò tư vấn của các bác sĩ y học cổ truyền có uy tín là cần thiết cho bạn để điều trị thành công bệnh này.

Bui Thi Thanh Binh, Nữ - 46 tuổi

Tôi năm nay 46 tuổi, là nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi trước máy vi tính, ít có thời gian để vận động đi lại nên nhiều khi làm việc xong tôi thấy cổ mình mỏi, đau như búa bổ. Tôi có đi khám bác sĩ và kết quả là tôi bị thoái hóa 2 đốt sống cổ và bị thiểu năng tuần hoàn não. Lo cho sức khỏe của mình nên gần đây tôi đi tập thể dục, mỗi ngày đi bộ 1 giờ đồng hồ thì có vẻ như đau nhẹ đi nhưng chân thì đau lên, các khớp kêu lục cục, xin hỏi như vậy tôi có nên đi bộ thể dục không?

PGS.TS Lê Lương Đống: Kinh nghiệm thực tế cho thấy, đi bộ là phương pháp tập luyện phù hợp với nhiều đối tượng, không kể già, trẻ, trai gái. Với môi trường và điều kiện làm việc như bạn nêu thi đi bộ được sẽ cải thiện sức khỏe chung rõ rệt; tốc độ và quãng đường tăng lên hợp lý theo thời gian nhé sao cho đạt 5 km/ giờ đi. Chúc bạn thành công hơn, Thân ái!

Nông Văn Thắng, Nam - 42 tuổi

Từ năm 2004 trong một lần đá bóng do khởi động không kỹ nên khi vung chân phải đá thì tôi thấy đầu gối chân trái bị nhói đau. Sau khi bị đau tôi cũng không điều trị gì mà tự khỏi, nhưng do khi chưa khỏi hẳn tôi vẫn chơi một số môn thể thao như cầu lông nên thỉnh thoảng vết đau lại tái phát và lặp lại nhiều lần. Đến nay thỉnh thoảng tôi vẫn thấy đau và di chuyển khó nhất là khi đi xuống dốc, cầu thang. Đặc biệt là khi vận động như đánh cầu lông, đi lại nhiều thì tôi không thấy đau, đến khi nghỉ ngơi lại thấy có hiện tượng hơi đau. Vậy xin hỏi bác sỹ nguyên nhân tôi bị như vậy và liệu pháp điều trị ra sao. Xin cảm ơn bác sỹ!

PGS.TS Lê Lương Đống: Trước tiên bạn nên kiêng hẳn các môn thể thao gây đau cho khớp gối, chuyển sang chế độ tập khớp gối ít hoặc không chịu tải trọng: đạp xe, bơi trong nước ấm. Dùng thuốc có nguồn gốc YHCT để điều trị và phòng thoái hóa gối và xương khớp nói chung sẽ an toàn và hiệu quả.

Vũ Anh Tuấn, Nam - 31 Tuổi

Chào bác sĩ! Em bị thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể chơi tenins được không? Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Bạn bị thoát vị nhẹ đĩa đệm không chơi được tennis và các môn thể thao vận động mạnh. Chúc bạn sức khỏe!

{keywords}

Lê Quang Hải, Nữ - 32  Tuổi

Mẹ tôi 65 tuổi, bị sưng cứng khớp gối trong khoảng 6-7 năm. Tôi nghĩ là bà bị thoái hóa khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn: Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp? Các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc hữu ích hiện nay.

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Mẹ của bạn đã bị thoái hóa mạn tính nguyên nhân dẫn đến thoái hóa thì có nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa từ bên trong kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài gây nên. VD: ăn uống thiếu chất không đủ dinh dưỡng, lại phải lao động nặng lâu ngày. Các phương pháp để điều trị cho bệnh này hiện nay có dùng thuốc như nhóm thuốc Tây và thuốc thảo dược, còn không dùng thuốc là các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Cụ thể mẹ của bạn hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu. Chúc bạn và mẹ sức khỏe!

 
Vũ Hà , Nữ - 58  Tuổi

Thưa bác sĩ, tôi bị đau lưng khi phải cúi nhiều, nếu nghỉ ngơi thì trở lại bình thường không bị đau nữa. Tôi đã đi chup X - quang 2 lần, kết quả đều ghi: Trượt ngả trước đốt sống L4, hẹp khe khớp L4, L5. Do không đau nữa nên tôi không dùng thuốc. Vậy bệnh của tôi có nguy hiểm không, cần điều trị thế nào và tôi có nên đi vật lý trị liệu hay dùng thuốc gì và khi nào nên dùng? Xin cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với bệnh của chị nên điều trị cho bệnh ổn định hẳn, để chống bị chèn ép nên dùng các phương pháp như kéo dãn cột sống kết hợp với các thuốc thảo dược để hỗ trợ điều trị như viên khớp Bách Xà. Chúc chị sức khỏe!

Đặng Đình Thắng, Nam - 40 tuổi   

Xin chào bác sỹ! Tôi là người chơi thể thao thường xuyên, trước đây tôi chơi bóng đá và cầu lông, hiện nay tôi mới chuyển sang chơi môn Tennis. Gần đây tôi thấy hay đau ở đầu gối, khuỷu tay phải và đôi lúc có mỏi lưng, mỏi 2 chân. Tôi có đi khám và chụp XQ một vài nơi và được bác sĩ kết luận là có bị thoái hóa nhẹ khớp gối, viêm đa khớp. Hiện nay tôi chưa dùng thuốc gì và cũng chưa điều trị. Xin bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa và hướng điều trị? 
      
PGS.TS Lê Lương Đống: Trước hết bạn cần lựa chọn loại hình thể thao thích hợp, sao cho thoải mái, thích thú và cường độ, động tác không làm thương tổn xương khớp. Quy luật tự nhiên là tuổi càng cao, tốc độ thoái hóa xương khớp càng nhanh. Bạn thích chơi môn bóng bàn không? Tôi 63 tuổi, chơi môn này 10 năm rồi kết hợp đi bộ đến nay thấy xương khớp còn ngon lành bạn à! Về thuốc thỉnh thoảng dùng thuốc khu phong tán hành, thông hoạt kinh lạc. Với tuổi bạn có thể dùng Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang, hoàn Độc hoạt tang ký sinh.   

Lê Thanh , Nam - 45  Tuổi

Tôi năm nay 45 tuổi, thường xuyên chơi môn cầu lông, xin hỏi nếu cứ vận động mạnh thường xuyên như vậy có tốt không? đến tuổi nào nên dừng chơi môn cầu lông?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với tuổi của bạn nên hạn chế các môn thể thao mang tính chất vận động mạnh. Môn cầu lông anh vẫn chơi được với cường độ vừa phải, tuần khoảng 1 tới 2 buổi. Không có độ tuổi nào để dừng môn cầu lông cả, tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe mà tham gia cho phù hợp.

CAO RẮN HỔ MANG, BÀI THUỐC CHỮA KHỚP HIỆU QUẢ 

Lê Hoài Nam, Nam - 43 tuổi

Tôi bị lệch đĩa đệm L3.4 đã chữa khỏi. Cách đây 20 năm tôi bị người bạn đùa - cầm cổ chân trái bẻ, lúc đó tôi cảm thấy hơi ngượng cổ chân. Sau đó đi đá bóng tôi cảm thấy đau, dần dần khoảng 1 năm sau đau lên đầu gối.

Cho đến tận bây giờ, hai đầu gối và cổ chân trái đi lại nhiều thường xuyên đau mỏi. Cách đây 1 năm tôi bị đau ở khuỷu tay. Đi khám bác sỹ chuẩn đoán bị viêm mõm lồi cầu ngoài. Gần đây tôi có uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh khớp. Vậy cho tôi xin hỏi cách điều trị thế nào là hợp lý? Xin chân thành cám ơn bác sĩ!

PGS.TS Lê Lương Đống: Theo như thông tin bạn cung cấp có thể nghĩ đến bệnh viêm và thoái hóa xương khớp, có yếu tố chấn thương tích hợp. Bạn có thể bổ sung một số loại dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang, an toàn và không có tác dụng phụ trên gan và thận.

Tuy nhiên cần lưu ý không để mập, thừa cân không những bất lợi cho xương khớp mà có sinh nhiều chứng bệnh khác. Thân ái!

Pham Thi Huong , Nữ - 50  Tuổi

Thưa PGS.TS Lê Lương Đống! Tôi năm nay 50 tuổi và có hiện tượng đau nhức 2 đầu gối, tôi không điều trị theo Tây y mà sử dụng viên khớp Nam Dược kết hợp với Omega 3. Sử dụng viên khớp này tôi thấy hiện tượng đau có phần giảm nhưng chưa hết hẳn. Xin PGS.TS tư vấn giúp tôi có nên uống tiếp không? Hay là tôi phải đi khám bác sĩ để có chuẩn đoán và phương pháp điều trị cụ thể? Cám ơn PGS.TS rất nhiều!

PGS. TS Lê Lương Đống: Với độ tuổi từ 50 trở lên, phái nữ thường bắt đầu tiền hoặc mãn kinh, thoái hóa xương khớp tăng nhanh hơn. Vì vậy, bạn cũng cần gấp rút phòng chống để duy trì chức năng khớp lâu dài. Hiện viên khớp Bách Xà của Công ty CP Nam Dược và các sản phẩm thuốc y học cổ truyền có thể được dùng lâu dài. Các loại thuốc này có ưu điểm vè nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thu, hầu như không có tác dụng không mong muốn, hiệu quả điều trị tin cậy, nâng cao sức khỏe chung.
Nói chung bạn nên đi khám sức khỏe định kì để kiểm soát tình hình sức khỏe chung và được tư vấn điều trị cụ thể, kịp thời.
 
Trần Anh Giang , Nam - 36  Tuổi

Cháu bị đau cứng cố - gáy đã nhiều năm nay nhất là lúc ngồi xem tivi hoặc ngồi máy tính, đầu năm đã khám ở bệnh viện Bạch Mai, kết luận bị thoái hóa đốt sống cổ, cháu đã uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ nhưng hiện nay cháu vẫn bị đau, không có dấu hiệu giảm bớt. Hiện tại cháu xoay cổ sang phải, trái thì nghe có tiếng lạo xạo tại khớp cổ. Vậy bệnh của cháu có chữa được không và bằng phương pháp nào? Xin PGS-TS tư vấn giúp cháu!

PGS.TS Lê Lương Đống: Bệnh thoái hóa cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng rất thường gặp và có xu hướng tăng do thời đại ngồi phòng lạnh, làm việc trên máy tính... Bạn đã dùng thuốc tân dược để điều trị thì chỉ giải quyết tạm thời, không đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các tân dược điều trị bệnh xương khớp ít nhiều đều có tác dụng không mong muốn, thậm chí gây nên các bệnh quan trọng khác như loãng xương, suy thận, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày hành tá tràng...

Do vậy, bạn nên chuyển hướng dùng thuốc y học cổ truyền có thể dùng lâu dài, hiệu quả tin cậy, hầu như không có tác dụng không mong muốn, nâng cao sức khỏe nói chung. Ngoài ra bạn có thể kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, chế độ lao động, tập luyện phù hợp có thể cải thiện tốt, phục hồi chức năng đốt sống cổ cho bạn. Hiện nay bạn có thể dùng sản phẩm viên khớp Bách Xà, tiện dụng và hiệu quả.

Một điều cần lưu ý là các sản phẩm y học cổ truyền cần dùng trong thời gian dài, tối thiểu là 3 tháng mới thấy rõ chuyển biến. Chúc bạn thành công!

Vũ Hà , Nữ - 58  Tuổi

Thưa bác sĩ, tôi bị đau lưng khi phải cúi nhiều, nếu nghỉ ngơi thì trở lại bình thường không bị đau nữa. Tôi đã đi chup X - quang 2 lần, kết quả đều ghi: Trượt ngả trước đốt sống L4, hẹp khe khớp L4, L5. Do không đau nữa nên tôi không dùng thuốc. Vậy bệnh của tôi có nguy hiểm không, cần điều trị thế nào và tôi có nên đi vật lý trị liệu hay dùng thuốc gì và khi nào nên dùng? Xin cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Đối với bệnh của chị nên điều trị cho bệnh ổn định hẳn, để chống bị chèn ép nên dùng các phương pháp như kéo dãn cột sống kết hợp với các thuốc thảo dược để hỗ trợ điều trị như viên khớp Bách Xà. Chúc chị sức khỏe!

Vũ Viết Long, Nam 33 tuổi

Tôi bị thoái hóa khớp gối, xin bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả và thích hợp với độ tuổi của tôi. Tôi 33 tuổi. Xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Đối với thoái hóa khớp gối em có thể sử dụng viên khớp Bách Xà để uống và hạn chế vận động mạnh.

Lê Thị Hương, Nữ - 46 tuổi

Một tháng trước, tôi bị viêm cấp khớp bả vai - không cử động được tay, bác sĩ tiêm 4 ống thuốc trong 2 ngày, thấy khỏi hẳn triệu chứng đau. Nhưng mấy hôm nay nay tôi lại thấy đau dần lại, tuy cấp độ không nặng như lần đau trước.Tôi nên dùng loại thuốc gì để chữa trị và luyện tập thế nào để tránh thoái hóa khớp?

PGS.TS Lê Lương Đống: Với lứa tuổi của bạn, thể tạng hơi gầy có thể là viêm quanh khớp vai thoái hóa? Đang điều trị bằng tiêm thuốc gì không rõ. Theo tôi bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ đã tiêm để được điều trị đủ liệu trình. Nếu cần phòng và điều trị lâu dài, bạn nên dùng dược phẩm có nguồn gốc Y học cổ truyền: Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang…

Về tập luyện cần từ nhẹ đến mạnh.., từ biên độ nhỏ đến biên độ lớn, từ đơn giản đến phức tạp và đợt cấp không nên tập gây đau. Một số phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, đắp chườm nóng, chiếu tia song ngắn…khi có điều kiện tham khảo và kết hợp. Chúc bạn thành công!

Em Muốn Là Gió, Nữ - 29 tuổi

Chào bác sĩ. Mẹ em năm nay 66 tuổi, mỗi lần thay đổi thời tiết thì mẹ em thường kwng có lúc co thắt và tê buốt chân tay, khi ngồi lâu đứng dậy rất khó khăn. Mẹ em đi khám ở bệnh viên thì bác sĩ nói bị thoái hóa cột sống và viêm khớp, uống thuốc Tây vẫn không thấy đỡ. Em muốn hỏi bác sĩ mẹ em nên điều trị như thế nào?

Bác sỹ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Theo mô tả thì mẹ em bị viêm đa khớp dạng thấp, bệnh này sử dụng viên khớp Bách Xà rất tốt, trong thành phần có cao rắn để trị phong thấp. Theo mô tả em bị thoái hóa cột sống có chèn ép thần kinh hông to (thần kinh tọa) nên uống thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, tránh làm các việc mang vác nặng. Sử dụng được viên khớp Bách Xà.

Tran Thi Tham, Nữ - 37 tuổi

Gần đây, tôi hay thấy các khớp tay chân bị mỏi, khi ngủ dậy vận động nhẹ tôi có thể nghe được tiếng của các khớp kêu, không biết tôi đang có dấu hiệu của bệnh gì và nên đi khám ở đâu?

PGS.TS Lê Lương Đống: Có thể xương khớp của bạn đang trên đà thoái hóa. Phương pháp phòng chống hiệu quả tin cậy là dùng dược phẩm có nguồn gốc YHCT như Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang và vận động hợp lý; Tránh lạnh và ẩm kéo dài và không để mập, thừa cân.

Vũ Thị Phượng, Nữ - 29 tuổi 

Mẹ cháu năm nay 59 tuối. Mẹ cháu bị đau khớp gối gần 1 năm nay. Mẹ cháu đã đi khám và có kết quả là bị thoái hóa khớp gối và bác sĩ có kê một số thuốc Tây y để trị đau. Khi dùng thuốc thì mẹ cháu thấy đỡ đau gối nhưng lại đau dạ dày vì mẹ cháu cũng bị bệnh dạ dày. Vì được biết dùng thuốc Đông y sẽ không bị các tác dụng phụ nên cháu xin hỏi, liệu mẹ cháu có thể tự ý dùng Viên khớp Bách Xà mà không phải đi khám lại được không ạ? hay mẹ cháu phải đi khám lại để biết được kết quả mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao và đợi bác sĩ kê thuốc ạ? Cháu xin cám ơn!   
 
   
PGS. TS Lê Lương Đống: Viên khớp Bách xà gồm các vị thuôc YHCT kết hợp với cao rắn hổ mang có hiệu quả tốt trong phòng và chống thoái hóa xương khớp, hầu như không có tác dụng phụ không mong muốn và có tác dụng nâng cao sức khỏe chung. Theo tôi Bách Xà có thể dùng rộng rãi cho nhiều đối tượng, các giới và các lứa tuổi khác nhau. Bà có thể dùng được, an toàn. Dĩ nhiên bà nên đi khám, kiểm tra tổng thể để theo dõi để điều trị đúng đắn là cần thiết.   

Nguyễn Văn Tý, Nam - 66 tuổi   

Đã nhiều tháng nay đêm ngủ dùng quạt là hai đầu gối bị nhức, khó chịu vô cùng, ban ngày thì đỡ nhức hơn. Trước đây tôi đi bộ đều đặn mỗi ngày 40 đến 50 phút, nhưng gần 2 tháng nay không đi được phải chuyển sang đi xe đạp. Trong sinh hoạt hàng ngày tôi vẫn đi lại bình thường chỉ thấy buồn, nhức khớp gối thôi, nhất là ban đêm. Tôi đã uông thuốc Glucosamin thì có đỡ nhưng không uống thì đâu lại vào đó. Vây tôi đã thoái hoá khớp chưa, cách chữa thế nào xin bác sỹ tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn!       

PGS.TS Lê Lương Đống: Qua thông tin bác nêu cho phép nghĩ nhiều đến thoái hóa khớp gối, kèm theo thận dương bất túc. Ngoài dùng Glucosamin bác cần bác sĩ chuyên ngành YHCT khám và tư vấn điều trị bằng thuốc Đông y là phù hợp, trước mắt bác có thể dùng sản phẩm Viên khớp Bách Xà từ cao rắn hổ mang để giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vì an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ.     

Tiến Hùng, Nam - 25 tuổi

Tôi năm nay 25 tuổi, mỗi khi trời thay đổi thời tiết thường bị đau mỏi lưng, khớp hông và có khi chuyển xuống khớp gối. Tôi đi khám và bác sĩ kết luận bị viêm khớp. Tôi dùng thuốc Tây nhưng không khỏi. Xin bác sĩ cho lời khuyên!

Bác sỹ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Theo mô tả thì đó là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, đau tăng khi thay đổi thời tiết và có tính chất di chuyển. Bệnh của em hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà.

Nguyễn Văn Thành , Nam - 53  Tuổi

Thưa bác sĩ, thuốc hay thực phẩm chức năng nào tốt nhất cho thoái hóa khớp?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang:  Thuốc hay thực phẩm chức năng muốn phát huy tác dụng tốt thì trước hết người dùng phải dùng đúng bệnh, đúng liều, cơ thể hấp thụ tốt thì mới phát huy được tác dụng của nó.
 
Nguyễn Quang Thắng , Nam - 40  Tuổi

Tôi bị gout đã hơn 10 năm, đến nay do sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc chữa gout nên bệnh gout của tôi đã ổn định (xét nghiệm A xit Uric đã nằm trong giới hạn cho phép). Tuy nhiên do những năm trước tôi không biết nên để một số khớp, đặc biệt là khớp gối đã bị thoái hóa và hạn chế vận động (khớp gối phải hiện thường xuyên có biểu hiện đau và không duỗi thẳng được). Kính mong bác sĩ cho biết tôi có cách nào để khôi phục lại khả năng vận động của khớp gối và chữa khỏi các khớp khác được không. Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Để điều trị các bệnh thoái hóa khớp nói chung cần phải có thời gian lâu dài, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc và luyện tập thì mới cải thiện được . Trường hợp của bạn hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà. Bạn nên kết hợp thêm với các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tăng dinh dưỡng cho vùng khớp bị tổn thương. Sau khi bệnh cải thiện vẫn cần sử dụng thuốc định kỳ thì bệnh mới ổn định được lâu dài. Chúc bạn sức khỏe!

Lê Thị Hương , Nữ - 61  Tuổi

Khớp ngón chân cái và bàn chân tôi bị sưng (cứng) không nóng đỏ, đau từ nhiều năm, khi đi bị cứng khớp rất đau nhức. Từ lâu toi đã đi bệnh viện khám uống thuốc Myolaxyl 250mg, Glucozamin, vật lý trị liệu: siêu âm, chạy điện, nhúng sáp nhưng không bớt. Hiện nay tôi không uống thuốc chỉ ngâm chân nước muối nóng 20 phút mỗi tối. Có nên uống viên khớp Bách Xà không? Liếu lượng như thế nào? Hoặc uống thuốc gì? Xin cám ơn.

PGS.TS Lê Lương Đống: Rất hoan nghênh bạn đã sử dụng phương pháp ngâm nước nóng 20 phút mỗi tối. Đây là phương pháp đơn giản, hữu ích. Bạn đã dùng Glucozamin để giúp phòng tránh khô khớp. Tuy nhiên cần dùng lâu dài mới thấy rõ hiệu quả. Về viên khớp Bách Xà cũng có thành phần Glucozamin, có colagen type 2 để tái tạo sụn khớp, có cao rắn hổ mang cung cấp các axit amin cần thiết, các khoáng vi lượng để phòng và làm chậm thoái hóa xương khớp.
 
Bạn nên dùng viên khớp Bách Xà với thời gian tối thiểu là 3 tháng để thấy hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể dùng các sản phẩm khác nhưng cần có tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
 
Nguyễn Ngọc Hưởng, Nam - 64 Tuổi

Tôi bị bệnh thấp khớp từ tháng 9/2012, lúc đầu bị đau khớp gối phải, tôi cũng uống hai hộp Bách Xà thì hết đau nhức. Sau đó tôi bị đau chân trái từ tháng 6/2013, tôi cũng tiếp tục uống hai hộp Bách Xà, đến nay chỉ thuyên giảm khoảng 80%, vẫn còn hơi nhức ở phần nhượng của khớp gối trái, còn phần khớp thì còn đau, mỗi lần ngồi lâu đứng dậy thì đi lại khó khăn. Tôi xin hỏi phải điều trị như thề nào để không còn đau nhức nữa. Xin cảm ơn!

PGS.TS Lê Lương Đống: Bác sử dụng thuốc y học cổ truyền là đã đi đúng hướng. Viên khớp Bách Xà có thể được sử dụng lâu dài, có hiệu quả tin cậy, an toàn. Ngoài ra bác có thể kết hợp 1 số phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tránh lạnh và ẩm kéo dài, không để thừa cân.

Vũ Viết Long, Nam 33 tuổi

Tôi bị thoái hóa khớp gối, xin bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả và thích hợp với độ tuổi của tôi. Tôi 33 tuổi. Xin cảm ơn!

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Chào em! Đối với thoái hóa khớp gối em có thể sử dụng viên khớp Bách Xà để uống và hạn chế vận động mạnh.

Cao Bắc Việt , Nam - 46  Tuổi

Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ và bị bệnh đau dạ dày. Nghe nói thuốc chữa thoái hóa ảnh hưởng đến dạ dày nên tôi không dám uống. Xin hỏi bác sĩ có cách điều trị nào chữa được thoái hóa đốt sống cổ mà không uống thuốc Tây được ko ạ?

Bác sĩ YHCT. Lương y Lê Xuân Quang: Thường các thuốc về xương khớp mang tính nóng nếu sử dụng thuốc tây thì nên kết hợp với thuốc dịch bao dạ dày. Trong trường hợp của anh hoàn toàn sử dụng được viên khớp Bách Xà, tốt nhất anh nên uống trong bữa ăn cơm thì sẽ không còn cảm giác cồn cào trong ruột. Chúc anh sức khoẻ!

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số thắc mắcchưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến hai bác sĩ - khách mời. Mọi thắc mắc về thoái hóa khớp, kính mời quý vị gửi về hộp thư tuvanbenhkhop@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

  • VietNamNet

{keywords}

Hân hạnh tài trợ chương trình này!