- Luận văn vì hòa bình trên biển Đông của vị tiến sỹ trẻ được đề cử giải thưởng “Governor General Gold Medal Award” (Huy chương Vàng Thủ hiến Liên bang) dành cho các sinh viên, nghiên cứu sinh xuất sắc ở Canada và được Nhà xuất bản hàng đầu thế giới trong lĩnh vực luật quốc tế - Brill xuất bản thành sách.

Tiến sỹ Vũ Hải Đăng, chuyên viên Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao vừa được vinh danh là một trong 20 công chức, viên chức tiêu biểu Khối cơ quan Trung ương lần thứ nhất. Anh cũng là một trong hai đại diện Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan TƯ tham dự Liên hoan Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác từ ngày 15/8 đến ngày 178/8

Đây là kết quả của quá trình học tập, công tác và cống hiến của vị tiến sỹ trẻ. Đáng kể trong đó là những đóng góp của anh trong các nghiên cứu về biển Đông.

Vị tiến sỹ tuổi 30 này là tác giả của nghiên cứu “Những định hướng pháp lý và chính trị nhằm xây dựng một mạng lưới khu vực các khu bảo tồn biển trên Biển Đông”. Luận văn đã bảo vệ suất sắc tại trường Đại học Dalhousie, Canada. Hội đồng đánh giá rất cao và được đề cử cho giải thưởng Governor General Gold Medal Award 2014 (Huy chương vàng Thủ hiến Liên bang) cho các nghiên cứu sinh xuất sắc. Ngoài ra, Nhà xuất bản hàng đầu thế giới trong lĩnh vực luật pháp quốc tế là Brill/Martinus Nijhoff Publishers đã xuất bản thành sách vào tháng 1/2014 với nhan đề “Marine Protected Areas Network in the South China Sea: Charting a Course for Future Cooperation” (Xây dựng một mạng lưới các khu bảo tồn biển trên Biển Đông: một kế hoạch hành động cho hợp tác trong tương lai).

Nghiên cứu của anh là một hướng đi mới trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Đó là thông qua việc bảo vệ tài nguyên – môi trường biển để thúc đẩy hợp tác, giúp bảo vệ được quyền, lợi ích trên biển của Việt Nam và giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển trong khu vực.

{keywords}

Tiến sỹ Hải Đăng trao đổi với các nhà nghiên cứu về nghiên cứu “Những định hướng pháp lý và chính trị nhằm xây dựng một mạng lưới khu vực các khu bảo tồn biển trên Biển Đông”.

Anh chia sẻ “Mong muốn giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp trên biển Đông không phải chỉ là mong muốn của mỗi chúng ta mà còn là mong muốn của tất cả nhân dân tiến bộ, yêu hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Đối với một người làm công tác đối ngoại, làm công tác biển đảo thì mong muốn đó càng sâu sắc và đặc biệt. Có rất nhiều học giả Việt Nam và quốc tế đề xuất những giải pháp giải quyết một cách hòa bình tranh chấp trên biển Đông, những đề xuất đó được thực thi thì có thể từng bước giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác, hướng tới giải quyết dứt điểm những căng thẳng trên biển Đông một cách hòa bình, đúng với luật pháp Quốc tế”.

Ngoài nghiên cứu trên, vị tiến sỹ trẻ cũng có nhiều đề xuất để giải quyết tranh chấp trên biển Đông được đánh giá cao như thay thế lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông bằng một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc hay thiết lập cơ chế hợp tác để xây dựng một công viên hòa bình ở Trường Sa.

“Những nghiên cứu của mình mong muốn góp phần ủng hộ việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên biển Đông. Các hoạt động này có thể làm giảm căng thẳng trong khu vực, tăng cường hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các bên tham gia các tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên để các hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất và tránh mọi hậu quả đáng tiếc thì các hoạt động cần được thực hiện tại các khu vực có thể hợp tác, tốt nhất là liên quan tới các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và các quốc gia có liên quan khác cũng như các tổ chức quốc tế cần được tạo điều kiện tham gia một cách nhất định.

Vì lợi ích lâu dài của khu vực, các nước xung quanh biển Đông cần hướng tới các phương thức hợp tác mang tính pháp lý cao. Việc thông qua một hiệp định khu vực có tính ràng buộc về mặt pháp lý cùng với việc thành lập các thể chế khu vực có tổ chức chặt chẽ sẽ giúp các nước đương đầu với các vấn đề phức tạp hiệu quả hơn cũng như sẽ nâng cao hợp tác giữa các nước trong vùng. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức như vậy cần được tiến hành từng bước dựa trên tiến triển của tình hình chính trị và quan hệ giữa các nước trong khu vực”, anh chia sẻ.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về biển Đông của Tiến sỹ Vũ Hải Đăng được công bố và được các Nhà xuất bản uy tín trên thế giới in thành sách, báo.

Cụ thể như: A Bilateral Network of Marine Protected Areas between Vietnam and China: An Alternative to the Chinese Unilateral Fishing Ban in the South China Sea (Thay thế lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông bằng một mạng lưới song phương các khu bảo tồn biển Việt Nam – Trung Quốc); Regional Cooperation in the South China Sea and the Arctic: Lessons to be Learned (Hợp tác khu vực ở Biển Đông và Bắc Cực: những bài học cần rút ra); Establishing a Marine Peace Park in the Spratlys: An Option to Implement the DOC (Xây dựng một công viên hòa bình ở Trường Sa: một biện pháp thực hiện DOC; Towards Marine Protected Areas Network in the South China Sea: Charting a Course for Regional Cooperation (Hướng tới một mạng luới các khu bảo tồn biển trên Biển Đông: xây dựng kế hoạch hợp tác khu vực cho tương lai)…

Kim Minh