Tiến sĩ tâm lý Richard Weissbourd thuộc ĐH Harvard chia sẻ với các bậc phụ huynh một vài bí quyết nhỏ trong việc dạy con trẻ về lòng cảm thông, trắc ẩn với người khác.

1, Hãy luôn nhớ một điều: Người lớn là mẫu hình của trẻ em. Chúng học mọi thứ bằng cách nhìn người lớn làm. Bạn nên tự nhắc mình hãy luôn tử tế và tốt bụng với mọi người ngay cả khi sự có mặt của họ là "vô hình. Những người phục vụ, lái xe bus, taxi, bán hàng rong, nhân viên bàn giấy. Nếu bạn luôn nói "Cảm ơn" và "Làm ơn" tới họ, thì con bạn cũng sẽ như vậy.

2, Đừng tập trung quá nhiều vào cảm xúc của con bạn. Đôi khi, việc bạn giúp con mình hiểu cảm giác, cảm xúc của chúng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, tập trung quá nhiều về những điều mà các con cảm nhận sẽ khiến chúng đề cao bản thân một cách quá mức, và thực là nguy hiểm khi chúng có thể "bi kịch hóa cảm xúc hoặc đẩy mọi cảm xúc của mình đến mức cực đoan".

3, Khen ngợi đúng lúc, đúng mức: Chắc chắn rồi, bạn nên khen con mình khi các cháu làm việc tốt. Tuy nhiên, cần tránh sự khen ngợi liên tục, khen ngợi tâng bốc theo kiểu "con hát mẹ khen hay". Khi trẻ em được khen ngợi liên tục, có thể chúng sẽ cảm thấy mình luôn "đúng". Cũng có thể chúng mang cảm giác của kẻ bề trên hay rất dễ tự mãn về tầm quan trọng của mình.

{keywords}

4, Đừng dạy con bạn việc đặt hạnh phúc của cá nhân mình lên trên hạnh phúc của người khác. Đừng để chúng cố tình lờ đi một người bạn nếu chúng cảm thấy khó chịu. Khuyến khích các con trao tặng vinh quang từ thành tích của mình cho các bạn khác. Vào chú ý đến cách mà bạn tương tác với bạn bè của con - chúng rất để ý đến việc đó.

5, Thường xuyên thực hành những điều bạn đã giao giảng. Cha mẹ thường có xu hướng tập trung sự quan tâm vào con cái họ mà không bày tỏ mối quan tâm này đến người khác. "Những đứa con của bạn sẽ khó phát triển lòng trắc ẩn, sự quan tâm và trách nhiệm với người khác khi cha mẹ chúng không thực hiện nổi điều này" - Tiến sĩ Weissbourd kết luận.

Bảo Châu (Theo WST)