Mỗi gia đình nên trang bị tủ thuốc cá nhân nho nhỏ để những loại thuốc thiết yếu cho những bệnh thường gặp. Định kỳ 3 tháng một lần, bạn nên rà soát lại những loại thuốc đã dùng hết để bổ sung hoặc loại bỏ loại thuốc nào hết hạn sử dụng.

Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết những thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.

Những mẹo sắp xếp dưới đây sẽ giúp bạn có được tủ thuốc gọn gàng, ngăn nắp và luôn được kiểm soát.

{keywords} 

Tủ thuốc lộn xộn không có nghĩa chủ nhân của nó lộn xộn. Chỉ là các kệ để thuốc rất nhỏ, lại chứa nhiều thứ và mỗi lần có bệnh cần lấy ra, các lọ thuốc sẽ không được để lại đúng vị trí. Để khắc phục tình trạng trên, hãy làm theo những bước sau để mỗi khi lấy những thứ mình cần, bạn không gặp phải chuyện bực mình:

- Hãy bỏ tất cả các loại thuốc trong tủ thuốc ra ngoài. Bạn có thể để thuốc ở những nơi khác để tiện việc uống thuốc, nhưng sau khi xong việc lại không cất đúng chỗ. Hãy thu chúng về một mối và kiểm tra.

- Lau sạch tủ thuốc, những cặn bẩn bạn vô tình dây rớt ra khi sử dụng.

- Với những thuốc đã hết hạn hoặc lâu không sử dụng thì bạn cần mạnh tay loại bỏ chúng.

- Khi đã xác định loại thuốc muốn giữ, hãy phân loại chúng: thuốc nhỏ mắt, thuốc đau bụng, thuốc hạ sốt, thuốc cho trẻ em, các loại vitamin…. và cho chúng vào những ngăn hộp nhỏ hoặc cho vào các túi zip riêng biệt.

- Không nên để tủ thuốc trong phòng tắm vì độ ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Thuốc nên lưu giữ ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.

- Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, nên tách biệt khay thuốc cho trẻ em và cho người lớn để dễ lấy và dễ sử dụng.

{keywords} 

Một số loại thuốc thông thường nên có trong tủ thuốc gia đình:

- Thuốc giảm đau và hạ sốt: bạn nên chuẩn bị sẵn một ít paracetamol 500mg để giúp giảm đau và hạ sốt. Nếu trong nhà có trẻ em, tùy theo lứa tuổi mà bạn dùng Efferalgan hàm lượng 80mg, 150mg….

- Thuốc đau bụng, đi ngoài: Berberin, smecta …là những thuốc chữa đau bụng nên có để phòng trường hợp có người trong gia đình bị tiêu chảy, mất nước.

- Thuốc sát trùng: Betadine là thuốc sát trùng thông thường dùng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương.

- Bông băng, gạc y tế: nên có sẵn bông băng, băng cá nhân, băng gạc và băng dính để lau chùi vết thương.

- Nước muối sinh lý: Dung dịch Nacl 0,9% được dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi…

- Cao dán: Các loại cao dán Salonpas điều trị cơn đau bên ngoài tạm thời, các vết bong gân, đau lưng…

- Nhiệt kế: Khi nhà có trẻ nhỏ, bạn nên trang bị một chiếc nhiệt kế tự động để dễ dàng theo dõi tình hình trẻ ốm sốt.

- Máy đo huyết áp: Nếu nhà có người cao tuổi, bạn cũng nên có sẵn máy đo huyết áp tự động.

- Bạn nên có một cuốn sổ tay ghi những lần bệnh của trẻ em cũng như người trong nhà, những loại thuốc đã sử dụng để dễ kiểm tra cho lần sau. Vì có thể bạn sẽ quên tên một loại thuốc lâu không dùng hay tên và địa chỉ của bác sĩ điều trị, cuốn sổ như một công cụ tìm kiếm trí nhớ, giúp bạn tìm nhanh hơn.

Ngoài ra, tùy theo đặc thù của từng gia đình mà bạn có thể trang bị cho nhà mình tủ thuốc đầy đủ để khi cần là có, không phải chạy đi mua. Hãy dọn dẹp và sắp xếp tủ thuốc định kỳ 3 tháng một lần để có thể kiểm soát sự thay đổi của nó. Bắt đầu ngăn nắp từ những thứ nhỏ nhặt, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều!

(Theo Dân Việt)