Những con số thú vị dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu bụng bé hơn và chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn cho bé.

Những số 3 về biểu hiện tiêu hóa

Trẻ có thể bị táo bón vào 3 thời điểm: khi chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc, suốt thời gian tập ngồi bô/bồn cầu và sau khi bắt đầu đi học. Mẹ cần lưu ý rằng táo bón không phải là bệnh, đây chỉ là một rối loạn tạm thời hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cung cấp chất xơ và đi tiêu dễ hơn.

Trẻ có thể bị trớ sinh lý từ giai đoạn 3 tuần tuổi: Tình trạng trớ sinh lý xảy ra nhiều khi trẻ 3 tuần tuổi, giảm dần và hết khi được 12 tháng tuổi, lúc này lượng chất trớ ít, thường là sữa mới uống, trẻ vẫn bú khỏe, lên cân tốt. Nguyên nhân chủ yếu do dạ dày - thực quản phát triển chưa hoàn thiện, nếu trẻ nằm đầu thấp, ho, vặn mình, khóc, hoặc phương pháp cho bú không đúng sẽ khiến sữa dễ trào ngược lên trên.

3 cũng là loạt con số mẹ cần lưu ý khi trẻ đau bụng nhũ nhi: Trẻ thường đau bụng nhũ nhi theo chu kỳ, vào buổi chiều tối, trẻ quấy khóc không dỗ được, kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, và tiếp tục hơn 3 tuần ở những trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng. Đau bụng không kèm theo ói mửa, tiêu chảy, hay lên cân kém.

Cách xử khi trong trường hợp này là ẵm trẻ lên, đung đưa nhẹ nhàng, làm dịu đau bằng cách xoa bụng trẻ, đưa đi dạo bằng xe, cho nghe nhạc… Mẹ nên xoa bụng trẻ nhẹ nhàng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 3-4 lần/ngày để giúp lưu thông tiêu hóa. Mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế và giúp trẻ ợ hơi sau bú.

Những con số để bụng vui

6 tháng: là giai đoạn trẻ bắt đầu có khả năng tiêu hoá tinh bột, các thực phẩm khác ngoài sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng sau thời điểm này mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm.

80%: là % chất đạm, tinh bột và chất béo được tiêu hóa tại ruột non. Trong thời gian đầu đời thành ruột ở trẻ còn mỏng, mẹ cần đảm bảo trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh vừa để “tranh thủ” khả năng hấp thu của ruột vừa để tránh tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, chất độc dễ xâm nhập vào máu, gây ngộ độc cho trẻ.

70-80%: là khả năng hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng góp vào sức đề kháng của trẻ. Dọc suốt thành ruột có rất nhiều hạch lympho - chính là nơi đào tạo các tế bào miễn dịch, làm chúng trở nên chuyên biệt hơn, giúp trẻ phòng chống hiệu quả các tác nhân gây bệnh. Do đường tiêu hóa là nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân lạ nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là cách đảm bảo bụng vui cũng như khả năng đề kháng cho trẻ.

{keywords}
Bụng vui giúp bé tăng trưởng và miễn dịch tốt hơn

500 - 750ml: là lượng sữa mẹ và dinh dưỡng công thức theo mức khuyến nghị trẻ 1-3 tuổi cần được cung cấp mỗi ngày. Mẹ nên bổ sung các loại dinh dưỡng công thức có chứa thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS cũng sẽ giúp bé tiêu hoá tốt hơn, phân mềm và xốp hơn, giảm áp lực cho ruột.

Mẹ cần biết:

Để giúp trẻ phòng tránh các vấn đề tiêu hóa, không gì tốt hơn là cha mẹ phải hiểu rõ tình trạng tiêu hóa của trẻ.

Một công cụ giúp mẹ có thể tự chủ động kiểm tra, đánh giá sức khoẻ hệ tiêu hoá cho trẻ là Tummy Test - bản trắc nghiệm được Hội Nhi Khoa Việt Nam kết hợp với Chi hội dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam đã nghiên cứu và xuất bản.

Mẹ có thể truy cập vào website: http://iqbaby.com.vn/bungvuibekhoethongminh/happytummy/tummytest để thường xuyên làm Tummy Test, từ đó chọn lọc các giải pháp dinh dưỡng đúng đắn để trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh.

{keywords}
Trang Linh