Khác với các bà thời xưa, thường tất bật với vô vàn việc không tên để nấu ăn ngày Tết, các mẹ ngày nay được công nghệ trợ giúp, tiết kiệm thời gian mà vẫn sửa soạn được mâm cỗ tinh tươm. 

Mâm cơm Tết: Sợi yêu thương gắn kết gia đình

Chị Lê Thị Hạnh (33A, Huỳnh Tấn Phát, Quận 7) lập gia đình được 3 năm và đang chuẩn bị đón bé đầu lòng dịp Tết này. 

Chị Hạnh chia sẻ. “Những bữa ăn ngày Tết không chỉ là chuyện ăn uống. Nó thể hiện tình yêu thương, cảm giác đoàn viên sau cả năm dài tất bật. Tôi nhớ từng món ngày xưa mẹ làm mỗi mùa Tết đến. Vậy nên, lập gia đình rồi, tôi luôn cố gắng tỉ mỉ chăm chút cho từng nồi thịt kho trứng lên màu vàng ươm, từng xoong canh khổ qua nhồi thịt thật mềm… Bữa cơm ngày Tết với người phụ nữ là biết bao yêu thương gửi gắm theo trong đó!”

{keywords}
Mâm cơm Tết gửi gắm bao yêu thương nhưng cũng bộn bề vất vả 

Thế nhưng, bên cạnh những niềm vui, những tỉ mỉ chăm chút cho từng món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng, chị Hạnh cũng không giấu chút “căng thẳng” khi nhắc đến chuyện mâm cơm ngày Tết này. 

Chị Hạnh thủ thỉ: “Ngoài bữa ăn của gia đình còn phải lo mâm cơm cúng tổ tiên suốt 3 ngày Tết. Rồi thì khách đến nhà, các món ngon cần chuẩn bị sẵn sàng. Nhiều khi vừa dọn dẹp xong bữa cơm này đã tất bật lo đến mâm cơm bữa kế tiếp”. 

{keywords}
Chuẩn bị mâm cơm Tết không phải là chuyện dễ dàng 

Không “khá” hơn chị Hạnh, chị Nguyễn Ngọc Phượng (128/31/6, Nguyễn Thị Nhỏ, Quận 5) cho biết suốt 4 năm nay, nhắc đến Tết, chị lo nhất chuyện… nấu ăn. Đảm nhiệm vai trò con dâu trưởng trong gia đình chồng, năm nào chị cũng đầu tắt mặt tối từ 27 tháng Chạp đến tận mùng 4 Tết mới xong. “

Đi chợ, nấu ăn, lo tiệc tùng đãi đằng khách đến chúc Tết gia đình, lo mâm cơm cúng ông bà và các món truyền thống không thể thiếu là coi như… xong luôn cái Tết. Có những năm, sát giao thừa mà tôi vẫn chưa có thời gian cắt uốn mái tóc cho hợp thời hay sắm sửa vài bộ quần áo mặc Tết”, chị Phượng cho hay. 

Để mâm cơm Tết thôi tất bật

Dù biết không khí Tết luôn gắn liền với những mâm cơm, nhưng với chị Huyền Thư (Chung cư Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2), “mẹo” riêng của chị để bớt mệt nhọc là giản tiện sự rườm rà, để vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ niềm vui ngày Xuân nhưng không quá vất vả cho người “nội tướng”. 

“Mỗi mâm cơm Tết, thay vì cả chục món truyền thống như thời xưa, tôi chuẩn bị khoảng 3 món chính, thêm bánh chưng, giò chả có sẵn nữa là tươm tất. Thay vì cầu kỳ, tôi chú trọng đảm bảo độ tươi ngon, đủ dinh dưỡng cho các món ăn”. 

{keywords}
Giảm thiểu số lượng món ăn, sử dụng công nghệ hiện đại là “bí kíp” để mâm cơm Tết thôi vất vả

Một bí quyết khác cũng rất quan trọng, như giải pháp nấu ăn hiện đại cho các nàng dâu thời “công nghệ” là chọn những sản phẩm nhà bếp hỗ trợ tốt hơn cho việc nấu nướng. Như chị Ngọc Phượng trong câu chuyện ở trên, sau 4 năm, chị không còn “sợ” bữa cơm Tết nữa khi đã có thêm những “bạn đồng hành” trong gian bếp của mình. Một chiếc nồi áp suất chất lượng, an toàn có thể giúp chị hầm gà, nấu canh, chuẩn bị các món ăn vừa mềm, vừa ngon và đỡ vất vả hơn hẳn. Chiếc bếp từ cũng đã được chị tậu về, thay cho bếp gas cũ. 

{keywords}
Hãy hiện đại hóa gian bếp như là một cách giảm tải gánh nặng nấu nướng

Chị Phượng tươi cười chia sẻ: “Tôi nhẹ cả người khi có được những sản phẩm hỗ trợ nhà bếp này. Như chiếc bếp từ của tôi bây giờ có nhiều chế độ nấu linh hoạt, các thông số lại thể hiện rõ ràng trên màn hình LED giúp mình điều chỉnh được nhiệt độ chính xác khi nấu, không hồi hộp lo món ăn chưa đủ độ chín mềm hay quá lửa nữa. Bếp lại sử dụng công nghệ đối lưu thông minh, giúp thức ăn chín đều, ngon hơn và bảo toàn chất dinh dưỡng. 

Trước đây, tôi phải đứng suốt trong bếp cho đến khi nấu xong thì bây giờ, sau khi cài đặt các chế độ và cả thời gian tự nấu - tự tắt phù hợp, tôi có thể thong thả làm các việc khác, tận hưởng những giây phút ngày Tết của riêng mình”. 

Nhật Nguyệt