Sau khi đăng tải bài viết "Tranh cãi nảy lửa từ bộ ảnh nude của nữ nhà văn Tâm Phan" VietNamNet đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có lá thư của chị Như Mai về vấn đề này. Chúng tôi xin được đăng tải bài viết như một quan điểm của độc giả về bài báo và cũng mong nhận được nhiều tranh luận của các bạn đọc khác
Sau đó Tâm Phan liệt kê bằng những con chữ trạng thái tình cảm, cảm xúc, quan điểm của bạn ấy về vấn đề bạn ấy nêu!
Tâm Phan đang trở thành đề tài tranh luận gay gắt trên mạng xã hội với bộ ảnh nude của mình. |
Tâm Phan shock vì những người vốn từng là bạn của mình! Còn TÔI - một nữ độc giả thì shock vì các cách mà cô ấy tự lột trần truồng mình giữa chợ rồi cào mặt ăn vạ, cách cô ấy lồng lộn, hằn học nói về những người bạn gái chơi khá thân với cô ấy cùng một số phụ nữ khác, thay vì ủng hộ cô ấy, vì cô ấy đòi hỏi quyền tôn trọng phụ nữ thì lại quay ra ném đá, chửi rủa cô ấy!
Tôi shock vì cái kiểu cô ấy cứ viển vông, huyễn hoặc về mình quá mức rồi xưng xưng mọc mọc tự khoác lên mình cả một sứ mệnh cao cả là những gì cô ấy làm đều đang phát đi những thông điệp đòi quyền tôn trọng phụ nữ rồi cải thiện đời sống tinh thần cho phụ nữ Việt Nam vì họ quá khổ này kia.
Xin lỗi Tâm Phan, có thể có bạn gái nào đó đọc những con chữ bạn viết, thấy bạn có vẻ thạo các ngón nghề về sex mà nhờ bạn tư vấn, cải thiện cho đời sống tinh thần của người ta thật thì cũng là chuyện cá nhân của bạn và người ấy, chứ bạn đừng vì số ít ấy mà lầm tưởng tất cả phụ nữ Việt Nam đều đang hàng ngày quẩn quanh bên xó bếp, dưới sự quản thúc của các "ông chủ" . Và thế nên bạn cũng đừng vống lên rằng bạn đang cứu rỗi triệu triệu phụ nữ Việt!
Nhà văn Tâm Phan. |
Bạn đã làm được những gì để đòi hỏi quyền tôn trọng phụ nữ và cải thiện đời sống tinh thần cho phụ nữ Viêt Nam chưa thì thật tình tôi không rõ, nhưng tôi có quyền đòi hỏi bạn vì cùng là nữ giới rằng chính bạn chứ không phải những gã đàn ông nào khác hãy tôn trọng phụ nữ Việt Nam chúng tôi bằng cách dừng ngay những hình ảnh phản cảm, những câu chữ ngờ nghệch mà bạn đang cố giãi bày! Chính bạn chứ không phải ai khác đang làm cả xã hội thiếu tôn trọng phụ nữ, làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam bằng cái nhìn động vật học về sex cũng như những ngôn từ thô thiển, tục tĩu mà bạn thường dùng!
Xin lỗi Tâm Phan! Chúng tôi, những người phụ nữ Việt Nam, nếu có đòi quyền
tôn trọng phụ nữ thì cũng không làm theo cách mà bạn đang làm!
2- Nói chuyện cũ của ta, từ những năm mà người phụ nữ còn chìm đắm chưa thoát
khỏi tư tưởng trọng nam kinh nữ của chế độ phong kiến, từ cuối thế kỷ 18, đầu
thế kỷ 19, Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã có những câu viết đỉnh cao, đầy ẩn ý
về sự mời gọi, về sex qua bài Quả mít:
"Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin mân mó nhựa ra tay"
Những câu chữ của bà rõ ràng, rành mạnh, đầy khêu gợi nhưng cũng bày tỏ thái độ đầy kiêu hãnh, dứt khoát, khiến người khác phái dù thèm thuồng nhưng vẫn phải tôn trọng bà.
Còn Tâm Phan, bạn hái và ném quả mít chín ép giữa buổi chợ đông, giữa chốn
chợ người, không lời chú giải, hỏi sao mà những lúc trà dư tửu hậu, mấy thằng
đàn ông trông chợ chẳng rủ nhau lăn qua lại, rồi sờ mó, bình phẩm kiểu thầy bói
mù xem voi!
3- Nói chuyện cũ của Tây, chuyện Hoàng đế cởi truồng, Tâm Phan thật sự đã và
đang cởi trần truồng bản thân mình, cuộc đời mình, nhưng vô lý thay, cô ấy lại
dùng những từ nanh nọc để chửi những gã đàn ông dám nói cô ấy cởi truồng, và
cũng cô ấy chửi bới, chê bai, tỏ ra cao ngạo với những người đàn bà cùng giới
với mình về việc đã không dám cởi truồng thì chớ, khi cô ấy cởi truồng còn dám
hùa theo những người sáng mắt đọc vị cô ấy!
4- Làm gì là quyền tự do cá nhân của mỗi người, viết xong những dòng này, tôi
một mình, đóng chặt cửa phòng, không mảnh vải che thân, đứng trước gương, và cố
tưởng tượng không phải mình đang cởi truồng mà mình đang khoác trên người một bộ
váy dạ hội lấp lánh những mông và vú, đậm chất nhục dục, sặc mùi hương phấn
khoái cảm, nhưng chỉ là của riêng tôi, và thế tôi tự cho mình đang thực hiện
quyền tôn trọng mình!
Như Mai
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)