Bữa tối ấm cúng, đông đủ các thành viên trong gia đình chính là chìa khóa giữ hôn nhân hạnh phúc của các bà nội trợ đảm.

{keywords}

Nhịp sống hiện đại, con người ngày càng hối hả với công việc khiến những bữa cơm gia đình đầm ấm bị lãng quên. Thực tế cho thấy bữa cơm đầy đủ thành viên gia đình ngày càng ít đi, đặc biệt ở các đô thị. Thạc sĩ Trần Thị Phương Hoa, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM cho biết, tại các đô thị lớn Việt Nam có đến 30-40% gia đình hiếm khi có bữa cơm với đầy đủ thành viên.

{keywords}

Thiếu vắng bữa cơm chung là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho các gia đình, vợ chồng ít dành thời gian cho nhau, lâu dần dẫn đến sự thiếu chia sẻ, thiếu cảm thông và phai nhạt tình cảm, đi đến rạn nứt hôn nhân. Cha mẹ thiếu sự quan tâm, gần gũi và chăm sóc con cái dẫn đến không kịp thời uốn nắn hành vi đạo đức, khiến trẻ bị lệch lạc trong quá trình phát triển nhân cách.

{keywords}

Bữa cơm tối quây quần bên nhau chính là chìa khóa giữ hôn nhân hạnh phúc, làm giảm tần suất căng thẳng trong gia đình, không khí gia đình ấm cúng, vợ chồng con cái hiểu nhau hơn. (trong ảnh là mâm cơm gia đình chị Thu Hằng)

{keywords}

Hiểu rõ tầm quan trọng của bữa cơm chung nên dù bận rộn với công việc, nhiều người vẫn dành thời gian để nấu nướng, chăm chút cho bữa ăn. (trong ảnh là mâm cơm gia đình chị Lệ Hằng)

{keywords}

Chị Ngọc Xuân (Đống Đa, Hà Nội) là một trong những phụ nữ đã “giữ lửa” hôn nhân hạnh phúc từ những bữa cơm. Nhờ tài nấu nướng của mình mà chồng chị rất ít ra ngoài nhậu nhẹt, thậm chí có đi ăn tiệc chồng chị vẫn để bụng về ăn cơm của vợ.

{keywords}

Chị Xuân là phó giám đốc chi nhánh một công ty du lịch lữ hành nên công việc rất bận rộn. Nhờ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý nên chị vẫn chuẩn bị được bữa cơm ngon cho gia đình mà không hề cảm thấy vất vả.

{keywords}

Bí quyết thu hút các thành viên vào bữa tối của chị là thường xuyên thay đổi món ăn và chú trọng hình thức. Các món ăn chị nấu không chỉ ngon mà còn bày biện đẹp mắt, trông hấp dẫn như nhà hàng. Thế nên mỗi bữa ăn là một trải nghiệm mới mà chồng con chị không muốn bỏ lỡ.

{keywords}

{keywords}

Chị An (Kim Mã, Hà Nội) cũng là người duy trì được bữa cơm chung cho gia đình. Căn bếp sạch sẽ, thoáng mát là một trong các yếu tố tạo cảm hứng để chị nấu nướng. Chị cũng thường mua hoa để trang trí cho bàn ăn nhà mình thêm hấp dẫn.

{keywords}

Còn bí quyết của chị Kim Anh là nấu những món ăn truyền thống, hợp khẩu vị với các thành viên trong gia đình.

{keywords}

Các món ăn ngon được trang trí đẹp mắt, bàn ăn được tô điểm bởi lọ hoa tươi thơm ngát là bí quyết hút chồng con vào mâm cơm của chị Vũ Thu Thủy.

{keywords}

Mâm cơm của chị Nguyễn Việt Hà cũng được trang trí rất bắt mắt.

{keywords}

Món gì ngoài hàng có chị Hà đều có thể tự chế biến tại nhà. Vào những ngày đông giá rét này, trong khi người ta mất tiền ra hàng, chị Hà đổi món cho gia đình bằng nồi lẩu thơm phức ấm cúng tại nhà.

{keywords}

Ngay cả khi có khách đến chơi nhà, chị cũng tự tay vào bếp. Mâm cơm của chị thịnh soạn và đẹp mắt không khác gì nhà hàng mà chưa tốn đến 500 ngàn.

{keywords}

Sự thay đổi trong lối sống và nề nếp là tất yếu với xu thế hiện đại. Nhưng dù đổi thay đến đâu, gia đình vẫn luôn nắm giữ những giá trị cốt lõi. Chăm chút cho bữa ăn gia đình cũng chính là chìa khóa nắm giữ hạnh phúc.

Kim Minh

(ảnh từ facebook của các nhân vật)