Để tăng sức đề kháng của con, nhất là trong mùa lạnh, mẹ nên tuân theo những gợi ý sau.

6 tháng sau khi sinh, hệ miễn dịch của bé sẽ dần hoàn thiện. 1 tuổi, khả năng kháng bệnh của bé tương đương 60% người trưởng thành và đến 3 tuổi mới đạt 80%. Nuôi con mà suốt 1, 2 năm đầu đời không ốm đau là điều tưởng chừng “bất khả thi” với rất nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, không phải là không làm được.

Muốn tăng sức đề kháng của con, nhất là trong mùa lạnh, mẹ nên tuân theo những gợi ý sau để có thể giúp bé “cả năm không ốm”

Không phân biệt thực phẩm đắt tiền và thực phẩm giá rẻ

Nhiều chị em có thói quen đo lường mức độ dinh dưỡng của thực phẩm dựa theo ...giá cả và cho rằng thực phẩm giá càng đắt càng có lợi cho em bé. Thực tế, không cần cầu kỳ đến tổ yến, tôm hùm, cua biển hay cá hồi nếu không có điều kiện. Những món ăn thường xuyên và phổ thông như sữa, trứng, thịt lợn, gà, đậu, trái cây và rau quả bình dân đã đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng để phát triển thể chất của trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa,trứng chứa các thành phần acid amin rất gần với axit amin trong tế bào của con người. Thịt lợn, bò, gà rất giàu chất sắt, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác. Giá trị dinh dưỡng của những loại rau thịt bình dân này đôi khi vượt xa giá trị tiền của chúng. Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ và phong phú, giá cả không liên quan trực tiếp đến giá trị dinh dưỡng.

{keywords}

Nhiều chị em có thói quen đo lường mức độ dinh dưỡng của thực phẩm dựa theo ...giá cả và cho rằng thực phẩm giá càng đắt càng có lợi cho em bé. (ảnh minh hoạ)

Cho con bú và để trẻ ăn bổ sung từ 6 tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sức đề kháng của trẻ, không ai nghi ngờ lợi thế đó. Trong 4-6 tháng đầu sữa mẹ đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên sau 6 tháng, do nhu cầu sắt, axit folic, vitamin, canxi bắt đầu tăng mạnh, nếu mẹ không bổ sung kịp thời các loại thực phẩm khác, bé không chỉ chậm phát triển mà còn có nguy cơ thiếu máu, còi xương và dễ mắc bệnh.

Chú trọng vào việc ăn cháo ăn cơm “cho khoẻ”, nhiều cha mẹ bỏ qua sự tồn tại của một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng khác: Nước.

Nước là góp phần vào tất cả các hoạt động sinh lý và trao đổi chất, bao gồm cả tiêu hóa thức ăn, chuyển hoá dinh dưỡng, hấp thu và bài tiết các chất thải, không việc gì không cần tới nước. Trẻ em lại càng có nhiều nhu cầu uống nước. Vì vậy, giữa các bữa ăn, mẹ cần cung cấp một lượng nước nhất định cho bé uống.

Thực phẩm giúp điều chỉnh cảm xúc

Thực phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Chẳng hạn như ăn quá nhiều đồ ngọt rất dễ khiến bé bị kích động, ăn quá nhiều muối gây bức bối khó ngủ, thiếu canxi gây co giật chân tay, nghiến răng vào ban đêm, thiếu kẽm rất dễ mất tập trung, thiếu chú ý, thiếu sắt là trí nhớ kém, chậm phát triển tâm thần….

Chính vì vậy, mẹ lưu ý quan sát tình trạng tâm lý, sức khoẻ của bé để điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý.

(Theo Khám phá)