- Cứ đến mùa du xuân, người ta lại bắt gặp nhan nhản những hình ảnh phản cảm của người Việt tại các lễ hội. Dù đã bị phê phán nhiều nhưng “căn bệnh” này dường như đã trở nên khó chữa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do ý thức của người dân còn quá kém.

Đầu xuân năm mới, nhiều người chọn đi chùa để mong cầu bình an, hạnh phúc cho cả năm. Tuy nhiên, tại nơi linh thiêng chốn thiên môn, nhiều bạn trẻ lại có những hình ảnh không đẹp như mặc váy ngắn lên chùa, ngồi lên chốn linh thiêng.

{keywords}

 

{keywords}

Phái đẹp cố “lờ đi” những lời nhắc nhở của nhà chùa.

 

{keywords} 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords} 

{keywords} 

 

{keywords} 

{keywords}

Không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn nữ mặc váy ngắn, áo mỏng tang... lên chùa.

 

{keywords}

Chân dài mặc mát mẻ "tự sướng" trong chùa.

 

{keywords}

Chàng trai ngồi lên tượng Phật.

 

{keywords}

Ném cả bó nhang vào bát hương.

 

{keywords} 

Một số thanh niên thản nhiên vẽ bậy lên bức tranh in hình Phật được treo tại đường dẫn vào chùa Bái Đính.

 

{keywords} 

Cách "hành lễ" gây phản cảm của chàng trai này đã khiến dư luận bức xúc

{keywords}

Nhiều cặp đôi còn tình tứ tay trong tay lên chùa.

Tại các lễ hội, không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân đứng ngồi la liệt ăn uống vô tư và xả rác bừa bãi..

{keywords}

Vô tư ăn uống bất chấp cả những tấm biển cấm tồn tại ngay bên cạnh mình.

 

{keywords} 

Một số người vẫn có thói quen xả rác tùy tiện dù ngay bên cạnh là thùng rác

 

{keywords} 

Hình ảnh kém đẹp tại con đường dẫn vào điện thờ chính

Hình ảnh một số bạn trẻ vô tư sờ đầu rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày đầu xuân đã gây bức xúc dư luận nhiều năm nay.

{keywords}

Mặc dù có lực lượng chức năng đứng nhắc nhở, nhiều người dân vẫn thản nhiên trèo rào sờ đầu rùa. Hình ảnh phản cảm này diễn ra liên tục tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám những ngày Tết vừa qua.

 

{keywords}

Với suy nghĩ sờ đầu rùa sẽ đỗ đạt, học hành giỏi giang, các bạn trẻ bất chấp "vượt rào".

 

{keywords}

Những hình ảnh này tái diễn nhiều lần ở Văn Miếu vào dịp đầu năm và các mùa thi.

Đáng buồn hơn, nhiều lễ hội đã xảy ra tình trạng chen lấn, giẫm đạp, thậm chí đánh nhau...

{keywords}

 

{keywords}

Cảnh chen chúc tại lễ hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

 

{keywords} 

{keywords}

Trẻ con cũng chen nhau xem lễ chém lợn tại sân đình làng Ném Thượng

 

{keywords}

Tại lễ hội đền Gióng sáng 24/2, sau khi không cướp được hoa tre, nhiều thanh niên đã cầm gậy vụt hoặc 'tung cước' vào người bảo vệ kiệu để trả đũa.

 

{keywords}

Cảnh hỗn loạn trên sân đền diễn ra chỉ vài phút đồng hồ nhưng cũng đủ làm cho du khách tham dự thấy ngán ngẩm và kinh sợ.

{keywords}

Tại đền Thượng ngay sau đó, đoàn rước kiệu trầu cau cũng bị hàng chục thanh niên lao vào cướp. 

 

{keywords}

Tại lễ hội cướp phết cầu may, trong lúc lễ tế đang diễn ra tại sân đình Đông Lai (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ngày 25/2 thì một số thanh niên cầm theo dao bầu chạy vào đám đông để la hét đe dọa, rượt đuổi các đối tượng khác khiến nhiều người có mặt tại lễ hội lo sợ.

 

{keywords} 

Tại lễ hội chợ Viềng (Nam Định), dòng người chen lấn xô đẩy trên QL 38B tung hàng rào sắt, nhiều người phải leo lên mái nhà, trèo tường để thoát khỏi đám đông có hàng vạn người đang nhích từng tý một trên đường.

 

{keywords}Cả gia đình leo lên mái nhà thoát ra ngoài.

{keywords}

Nhiều người thi nhau phá hàng rào bằng lưới thép thoát ra ngoài.

Đầu năm, mọi người nô nức đi du xuân, lễ chùa để cầu may mắn, bình an, làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Nắm bắt được nhu cầu đó, đội quân ăn xin kéo về cổng các ngôi chùa, các điểm vui chơi để “tác nghiệp”. Mặc dù đã được phản ánh nhiều, song năm nay tình trạng ăn xin tại đền, chùa vẫn tái diễn.

{keywords}

Cảnh ăn xin vẫn diễn ra trên đường khu vực gần Phủ Chính - Phủ Dầy

Du xuân đầu năm là dịp mà các "thượng đế" phải "toát mồ hôi" trước việc hàng loạt dịch vụ đua nhau "chặt chém".

{keywords}

Mệt mỏi vì thời tiết nóng nực, nhiều du khách đành phải chấp nhận giá đắt cắt cổ.

 

{keywords} Bãi gửi xe vào chùa Trấn Quốc đông nghẹt. Xe máy phải chui qua cả dải phân cách. Trong khi giá quy định cho một xe máy là 3.000 đồng, xe đạp là 2.000 đồng, tuy nhiên, xe đạp bị chối đây đẩy, còn xe máy phải “nghiến răng” theo giá tự phát, chịu tới 10.000 – 20.000 đồng/xe, tùy nơi gửi.


Thu An
(Tổng hợp)