Dù mới đầu mùa, lễ hội năm nay tại chùa Hương đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những mùa lễ hội trước. Tuy nhiên còn có hiện tượng dâng cúng đồ mặn, ăn uống tràn lan nơi cửa Phật.

Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) hàng năm khai hội từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

{keywords}

Vào mùa lễ hội, hàng ngàn người đã đổ về chùa Hương mỗi ngày để lễ bái cầu may. Ảnh: yeah1

Dù mới đầu mùa mùa, nhưng lễ hội năm nay tại chùa Hương đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những mùa lễ hội trước, như: an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, vệ sinh môi trường được tăng cường…

{keywords}
Công an Hà Nội quyết ra tay làm sạch những hình ảnh xấu xí trong lễ hội Chùa Hương. Ảnh: ANTĐ

Mua một lon nước ngọt bị tính cả tiền chỗ ngồi, trộm cắp nhan nhản từ bến đò suối Yến hay cò mồi đeo bám từ cách đó gần 30 cây số từng là nỗi khiếp sợ của người dân khi trảy hội Chùa Hương những năm trước thì nay, những hình ảnh xấu xí này đã chấm dứt khi lực lượng Công an Hà Nội kiên quyết ra tay "làm sạch"…

{keywords}

Bến đò chật cứng như nêm. Nhiều chủ đò hét giá một chuyến lên đến 400-500 ngàn mà vẫn "cháy" đò. Ảnh: Hà Nội mới

{keywords}
Cảnh tấp nập trên suối Yến đầu mùa lễ hội. Ảnh: Hà Nội mới

{keywords}

{keywords}

Cửa hàng được bày bàn ngăn nắp, đúng nơi quy định. Ảnh: HNM

{keywords}

{keywords}

Các quán kinh doanh ăn uống đã bảo đảm an toàn vệ sinh, không còn gây phản cảm bởi việc treo móc thịt thú. Ảnh: HNM

{keywords}
Ở các lối đi, bến thuyền đều được đặt thùng rác thân thiện với môi trường. Ảnh: HNM

{keywords}

Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường được tăng cường. Ảnh: HNM

Nếu như ô nhiễm vì rác thải giảm, thì ô nhiễm âm thanh, tiếng ồn tại không gian diễn ra lễ hội lại tăng. Ngay từ khi bước chân đến gần chùa Thiên Trù (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) – nơi diễn ra lễ khai hội chùa Hương – thì đủ các loại âm thanh khác nhau đập vào tai chát chúa. Tiếng rao kẹo bánh, đặc sản Hương Sơn cứ lanh lảnh, cộng thêm tiếng nhạc trẻ xập xình của các hàng bán bún, phở, băng đĩa rồi âm thanh niệm Phật từ nhà chùa phát ra trộn lẫn với nhau như món “lẩu thập cẩm” không dễ thưởng thức.

{keywords}

Ô nhiễm âm thanh, tiếng ồn khiến không ít khách hành hương mệt mỏi. Ảnh: Zing

{keywords}

{keywords}

Không chỉ buôn bán tràn lan trong khu vực gần đền, chùa trong khu di tích Hương Sơn màcác hộ kinh doanh còn buôn bán ngay trên dòng suối Yến.
Ảnh: HNM, Lao động

{keywords}

{keywords}

Khu vực cáp treo lên động Hương Tích luôn trong tình trạng quá tải với hàng người xếp dài cả cây số để được mua vé. Nhiều người mệt mỏi vì chen lấn gần 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa được lên cáp treo. Ảnh: yeah1

{keywords}

Ngày cao điểm, lối đi vào động Hương Tích tắc nghẽn hàng tiếng đồng hồ vì dòng người đổ về ngày một đông. Ảnh: Yeah1

{keywords}

{keywords}

Lực lượng an ninh phải phong ấn lối đi bằng dây thừng và phân luồng để giảm ùn tắc. Khi có hiệu lệnh còi di chuyển, chiếc dây thừng được nâng lên cả hàng trăm người chen nhau để được xếp hàng vào động.

Đặc biệt, điều làm nhiều Phật tử và trụ trì các chùa trong quần thể danh thắng Hương Sơn phiền lòng là nạn du khách ăn uống ở ngay nơi cửa Phật và dâng cả rượu thịt ở chốn thanh tịnh. “Lễ vật để dâng lên Phật bao gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, tuyệt đối không dâng cúng đồ mặn, nhưng nhiều du khách không biết điều đó. Dù nhà chùa đã có biển khuyến cáo người dân nhưng hiện tượng dâng đồ mặn lên Phật, rồi tản lộc ngay gần chùa vẫn diễn ra thường xuyên”- trụ trì chùa Hương thầy Thượng tọa Thích Minh Hiền cho biết.

Clip du khách ngồi ăn uống ngay tại sân chùa Thiên Trù dù có biển cấm (tác giả clip: Hải Nguyễn/Lao động)

M.T (tổng hợp)