- Chợ Long Biên - một góc Hà Nội không bao giờ ngủ, bởi lẽ khi cả thành phố lên đèn cũng là lúc con người nơi đây lại bắt đầu với công việc mưu sinh. Quần quật suốt ngày đêm là thế, nhưng cuộc sống của họ vẫn không thoát khỏi sự đeo bám của cái nghèo.

Những người lao động ở đây, hầu hết là dân ngoại tỉnh lên mưu sinh. Gần 01 giờ sáng, chúng tôi tìm đến chợ đầu mối Long Biên, cuộc sống diễn ra như đã thành quy luật. Khi những chiếc xe tải chở hàng hóa xuất hiện, những người cửu vạn lại “nối đuôi nhau” vây quanh nhận chở hàng thuê.

{keywords}
Chị Huyền oằn lưng kéo xe hàng lúc 0h sáng.
 

Chị Lê Thị Huyền (37 tuổi, quê Thái Bình ) trong lúc chờ đến lượt mình kể : “ Hai vợ chồng lên Hà Nội làm cũng được gần 6 năm, con cái để ông bà nuôi. Biết sao được, cuộc sống khó khăn buộc mình phải tha hương, chứ ai muốn xa gia đình, con cái. Cũng cực lắm, nhìn nặng thế này thôi,chứ cũng chỉ được vài ba chục.”

Không chỉ riêng chị Huyền, ở cái chợ này còn rất nhiều người từ các tỉnh lẻ như Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang,…đến đây làm ăn sinh sống. Họ chấp nhận việc bán sức lao động của mình dẫu biết chẳng được là bao. Công việc của họ cứ thế, nhọc nhằn từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau.

{keywords}
Xếp hàng để chờ người thuê làm cửu vạn.
 

Theo chân anh Cường ( Nam Định ), chúng tôi tìm đến khu trọ của những người dân lao động Long Biên. Con đường dẫn đến xóm trọ này vô cùng lầy lội, hàng chục ngồi nhà tạm bợ, tồi tàn nối tiếp nhau.

Nhìn những căn nhà chật chội ẩm thấp chỉ khoảng 6m2, không ai nghĩ cái giá mà họ phải trả lên tới 900.000 đồng/ tháng chưa kể điện nước. Nhà được ghép lại bởi những tấm ván gỗ, phên nứa tạm bợ. Trong nhà đồ đạc ơn sơ là quần áo, nồi cơm…

{keywords}
Khu nhà trọ tồi tàn của những người lao động ngoại tỉnh lấy đêm làm ngày.
 

Sự đắt đỏ so với chất lượng là vậy, song họ vẫn cố bám trụ ở với mong muốn cuộc sống mưu sinh đỡ vất vả. Buổi tối đa phần người lao động nghèo bốc vác kiếm thêm thu nhập, ban ngày tranh thủ đi ve chai, sắt vụn,… Vì diện tích chật chội, nên nhiều lúc họ phải mang cả rác, phế liệu vào trong nhà. Bao nhiêu năm sống như vậy, mầm mống bệnh tật là điều không thể tránh khỏi.

Thúy Nga (Học viện BCTT)