Độẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Đặc biệt số trẻ mắc các nhóm bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen tăng 30%.
Nhiều phụ huynh xin cho con nhập viện vì... trời nồm
Theo kinh nghiệm của TS Dũng, năm nào cũng vậy, cứ khi thời tiết chuyển nóng, nồm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường ở những nhà dưới thấp mốc meo… thì cũng là lúc những trẻ bị hen phải nhập viện điều trị khá cao, do dị nguyên nấm mốc, vi rút trong môi trường gây nên.
ảnh minh họa |
“Những cơn ho như dứt ruột của con khiến cả nhà lo lắng. Vừa uống thuốc vào lại
lên cơn ho sặc sụa, kéo dài, nôn trớ cả thuốc, lại uống lại, lại ho. Cả mấy ngày
dài lo lắng, thấp thỏm, có ngày vác con đến bệnh viện 2 lần, đề nghị bác sĩ cho
nhập viện bác sĩ đều khuyên không nên, bệnh viện đông, nằm khổ sở, không tốt cho
bé. Hôm nay là ngày thứ 5 khám lại, con đã đỡ hơn một chút mới bớt lo”, chị Thu
Hương, Giáp Bát, Hà Nội cho biết.
Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nam, khoa Nhi (BV Bạch Mai), trong suốt hơn 1 tuần qua,
khi miền Bắc mưa ẩm, số trẻ đến Khoa khám với các biểu hiện như em bé trên là
chủ yếu. Nếu bệnh nhi nào cũng nhập viện, bệnh viện sẽ không còn chỗ, hơn nữa
cũng không tốt cho trẻ. Vì thế, chỉ những ca cần nhập viện theo dõi mới chỉ định
nhập viện. Tại khoa, số bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản
chiếm đa số. Ngoài ra, cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ lên cơn hen khó thở,
khò khè, tuy nhiên sau cấp cứu trẻ được về nhà, hướng dẫn dùng thuốc dự phòng
hen.
Lý giải tình trạng bệnh tập trung vào nhóm bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản,
hen, PGS Dũng cho biết, thời tiết nồm ẩm như hiện nay là môi trường lý tưởng cho
vi rút sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ, khiến số trẻ
nhập viện khám và điều trị tăng lên. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị
hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí
ẩm, rồi thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.
“Những bệnh nhi viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm tiểu phế quản, hen… khi đi khám,
ngoài hỏi bệnh, chúng tôi bao giờ cũng nhắc cha mẹ về nhà kiểm tra phòng ngủ,
giường nệm có nấm mốc hay không. Thực tế, hầu hết ca nào cha mẹ cũng phản hồi
không chỉ nền nhà mà cả tường cũng chảy nước ướp nhẹp nên thảm, rèm cửa, thậm
chí cả đệm cũng bị mốc nếu kê sát với tường. Khi dọn dẹp sạch chỗ nấm mốc, thay
ga đệm, giặt rèm cửa thì cơn ho của con cũng như dịu hơn, mũi cũng đỡ chảy
nước”, TS Dũng nói.
Cách “đối phó” với thời tiết nồm
Thời tiết miền Bắc sau Tết sẽ tái diễn cảnh mưa ướt nhẹp, tường, sàn nhà “đổ mồ
hôi” vì trời nồm, độ ẩm không khí quá cao. Đợt nồm kéo dài cả tháng trời vì thế
phải có cách “đối phó” với thời tiết nồm để giảm nguy cơ bệnh tật cho cả gia
đình.
Đừng mở tung cửa sổ
Để ứng phó với thời tiết không hề đơn giản bởi độ ẩm không khí quá cao, nhưng
vẫn có thể thực hiện được để phòng bệnh cho trẻ. Những điều này không có gì đặc
biệt, mà chỉ là sự chú ý rất nhỏ nhặt đến những vật dụng, môi trường sống quanh
trẻ. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, hen phế quản như đã nói ở trên...
Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín
cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các
khăn cot-ton thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để
phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ. Tuyệt đối
không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị
nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.
Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt
đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.
Làm khô phòng ốc, quần áo
TS Dũng lưu ý, hiện tượng trời nồm như hiện nay không chỉ làm sàn nhà ẩm ướt,
khó chịu mà chính là môi trường để nấm mốc, virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Đáng nói, nấm mốc không chỉ thể hiện ra ở những vết rêu mốc trên tường, sân nhà…
mà nó có thể lơ lửng trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được, bám vào
quần áo, sách vở, chăn chiếu…
Vì thế, với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi
phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên
sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho
trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới
những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp
tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít
phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.
“Trẻ em là đối tượng “nhạy” với thời tiết nhất, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế,
cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ
nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.
Trời nồm ẩm các mẹ có con cơ địa dị ứng với thời tiết hết sức chú ý phòng tránh
để giảm thiểu đau ốm cho trẻ.
1. Cho trẻ cần ăn nhiều vitamin qua các loại rau củ quả nhiều hơn. Hạn chế đồ ăn
béo.
2. Buổi sáng đi học nên mặc cho trẻ một áo cotton bên trong, ngoài khoác áo rét.
Như thế sáng trẻ được mặc ấm, trưa nóng thì cởi bớt áo khoác để tránh mồ hôi
thấm ngược dễ sinh cảm lạnh.
3. Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi. Nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô, nếu sờ thấy lưng
trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ
hôi làm nhiễm lạnh.
ảnh minh họa |
4. Nên có sẵn vài chiếc khăn xô thấm nước để lau mồ hôi cho trẻ. Lau kỹ vùng
đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân – nơi ra nhiều mồ hôi.
5. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nóng - lạnh đột ngột, hạn chế ra ngoài trời.
6. Vì các chứng bệnh đường hô hấp diễn tiến rất nhanh, do đó thấy trẻ ho, sốt,
hắt hơi... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên cho trẻ nghỉ học
để chăm sóc ở nhà và tránh lây lan cho bạn.
Lưu ý:
-Giữ ấm bụng cho trẻ để tránh bị lạnh bụng, gây tiêu chảy, đau bụng và các triệu
chứng khác. Còn giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
-Các kiểu áo giống tạp dề, hoặc quấn khăn xô mỏng quanh bụng rồi mới mặc quần áo
ra ngoài giữ ấm bụng trẻ nhỏ rất tốt (quấn vừa, kéo quấn quá lỏng khăn tuột sẽ
không giữ được nhiệt, quấn quá chặt trẻ sẽ khó thở). Quấn khăn cả khi trẻ ngủ để
đề phòng trẻ đạp chăn sẽ bị hở bụng.
Mũ, áo quần của trẻ mùa nồm ẩm thích hợp nhất là loại không thấm nước.
Khi cho trẻ ra ngoài trời cần mặc áo khoác và quần dài để giữ ấm. Tới nơi cho
trẻ hoạt động một lúc hãy cởi bớt quần áo để bé vận động thoải mái hơn.
Từ ngoài về nhà cũng nên đợi một lát để trẻ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ
rồi mới cởi áo khoác, quần dài cho trẻ.
-Cho trẻ uống đủ nước, nhất là trẻ nằm ở phòng có quạt (đèn) sưởi, hoặc điều hòa
hay bị mất nước. Nếu trẻ bị dính nước mưa cần thay quần áo nhanh, cho trẻ uống
sữa, nước đường gừng nóng… ngay.
-Giữ ấm bàn chân – nơi rất nhạy cảm với môi trường bởi bị lạnh là ảnh hưởng đến
hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giầy ấm. Trước khi
đi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trẻ trong nước ấm, rồi lau (hoặc sấy khô) ngừa
cảm lạnh, giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Trẻ bé nếu cho ra ngoài trời cần quấn kín chân và phần thân dưới bằng tấm chăn
mỏng để giữ nhiệt.
Nếu trẻ bị ướt chân vì mưa lạnh, cần làm khô và sưởi ấm ngay. Tránh để trẻ bị
dầm mưa, hay ngâm chân quá lâu kẻo bị cảm. Không cho trẻ đi chân đất, tắm quá
lâu, hoặc mặc quần áo đã ẩm ướt khi nồm ẩm.
-Trẻ vừa ngủ dậy không nên cho ra ngoài trời chơi ngay. Hãy mặc cho trẻ áo khoác
mỏng, cho trẻ thích nghi dần với nhiệt độ ngoài trời rồi mới cho ra ngoài chơi.
-Có thể dùng điều hòa, hoặc máy sưởi để làm ấm không khí giúp trẻ tránh bị lạnh
và không phải mặc nhiều quần áo.
-Nếu xung quanh có người bị hắt hơi, sổ mũi... cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc. Nên
cho trẻ đi tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh.
-Trẻ đã từng mắc dị ứng, hô hấp càng cần hạn chế tiếp xúc với nấm mốc. Dọn dẹp,
hút bụi đồ vật bị nấm mốc, đặc biệt là tủ sách lâu năm để tránh nhiễm bệnh vì
hít phải bụi, mốc.
-Phòng ngủ (nhất là phòng của trẻ) nên có máy hút ẩm. Nếu dùng thảm trải sàn
phải bảo đảm luôn khô ráo, thường xuyên hút bụi để tiêu trừ bọ mạt, bụi nhà –
tác nhân gây dị ứng, hô hấp.
-Phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa khi trời nồm ẩm. Cần dùng dung dịch vệ sinh
rửa sạch sẽ, nhưng chỉ 2 lần/ngày, kẻo sạch quá sẽ mất cân bằng tự nhiên vùng
kín.
PV tổng hợp (Theo Dân trí/ GĐXH)