- Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ giảng dạy tại Học viện Cảnh sát Nhân dân nói nếu người nhà nạn nhân vụ án Bình Phước có ý thức cảnh giác cao, có phản ứng hô hào người nhà chạy đến kiểm tra với cuộc gọi bất thường giữa đêm thì có thể vụ việc sẽ chuyển sang hướng khác. 

{keywords} 

Từ một số vụ thảm án diễn ra trong thời gian vừa qua, một cán bộ giảng dạy tại Học viện Cảnh sát Nhân dân đánh giá ý thức, kỹ năng phòng chống tội phạm của người dân còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu là do nhiều người dân chưa được phổ biến, đào tạo, trang bị, tập luyện cho những tình huống tội phạm từ bé. Một trong những câu chuyện làm vị cán bộ này đau xót chính là phản ứng của người thân nạn nhân vụ án Bình Phước khi nhận được cuộc điện thoại bất thường giữa đêm.

“Nếu được thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức, có kỹ năng thì có thể người thân này sẽ phản ứng khác” – vị giảng viên này nói.

Đừng tự biến mình thành 'mồi' cho cướp

ThS Thanh Vân (GV Học viện An ninh TPHCM) cũng chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ rằng cần thiết lập phương thức kết nối khẩn với những cá nhân, đường dây để thông báo ẩn nấp hoặc yêu cầu sự trợ giúp giải cứu trong tình huống nguy cấp. Việc này nên có sự bàn bạc và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về tín hiệu liên lạc, tín hiệu thông tin trong những tình huống bất trắc.

Theo thạc sĩ Đào Trung Hiếu trình bày trên báo Lao Động, thông thường, trước khi gây án, bọn tội phạm có bước chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt để vụ cướp đạt được mục đích và che giấu được hành vi phạm tội. Trước tiên, chúng lựa chọn mục tiêu tấn công. Những nơi bọn cướp thường “dòm ngó” là địa điểm mà chúng biết đang cất giữ nhiều tài sản có giá trị cao, dễ vận chuyển, dễ tiêu thụ, cất giấu, như tiền mặt, vàng bạc, đá quý...

Ngoài ra, những gia đình giàu có và việc quản lý bảo vệ tài sản còn sơ hở hay những hộ độc thân, trong già chỉ có người già, trẻ em, phụ nữ (ít có khả năng chống cự, hoặc chúng có thể đè bẹp được sự kháng cự đó)… cũng là những địa điểm hấp dẫn bọn tên cướp tìm đến. Sau khi xác định được mục tiêu phù hợp với khả năng gây án, các đối tượng sẽ tiến hành khảo sát địa bàn, tìm hiểu ghi nhớ đường đi lối lại, hệ thống an ninh... Do đó, dấu hiệu đầu tiên của các vụ án cướp trong nhà, là sự xuất hiện của đối tượng (thường là người lạ mặt) tại hiện trường trước khi gây án.

Chúng có thể hóa trang vào các vai đi tìm nhà người quen, bán vé số dạo, nhân viên tiếp thị, sửa chữa bếp ga… loanh quanh, ngó nghiêng tại khu vực mục tiêu dự kiến tấn công. Căn cứ đặc điểm ngôi nhà, chúng bắt đầu lên phương án xâm nhập và chuẩn bị hung khí, công cụ phương tiện, lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để gây án. Hung khí mà các đối tượng sử dụng để cướp tài sản rất đa dạng, mang ác tính cao như súng quân dụng, súng điện, roi điện, bình xịt hơi cay, dao nhọn, kiếm, mã tấu, lựu đạn, thuốc gây mê, thuốc độc, dây trói…

Ngoài những trường hợp đối tượng từ bên ngoài tấn công vào trong nhà, trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ án giết cướp kinh hoàng mà kẻ thủ ác đã ở sẵn trong nhà nạn nhân từ trước, vì hai bên có quan hệ với nhau. Điển hình như vụ tên Nguyễn Minh Châu thảm sát cả gia đình chủ tiệm vàng Kim Sinh (ở 48 Tây Sơn, Hà Nội, đêm 19.7.1999), vụ tên Bàn Phúc Trung giết bạn tình đồng tính tại phòng trọ ở ngõ 168/186 xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội, đêm 21.1.2013), vụ án Bình Phước….

Tâm lý chung của bọn cướp là quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Do đó, chúng thường rất manh động, hung hãn, sẵn sàng sử dụng vũ lực ngay tức khắc, với cường độ cao, để đè bẹp mọi sự kháng cự của nạn nhân, nhằm chiếm được tài sản và tẩu thoát. Với đặc điểm tâm lý như trên, việc chống trả lại bọn cướp thường dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Đối với những tên cướp quen chủ nhà, chúng luôn có mục tiêu giết chết gia chủ trước rồi mới cướp tài sản. Bởi vì nếu để nạn nhân còn sống, hành vi phạm tội sẽ bị tố cáo.

Từ phân tích thạc sĩ Hiếu khuyến cáo người dân cần xác định, giữ được an toàn tính mạng là mục tiêu cao nhất khi chẳng may bị cướp. Không vì luyến tiếc tài sản mà phản ứng manh động, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.Kỹ năng cơ bản nhất để thoát hiểm là đừng tự biến mình “thành mồi” cho bọn cướp.Việc chủ động phòng ngừa sẽ ngăn chặn hoặc giảm thiểu được thiệt hại trong các vụ án cướp trong nhà.
 

Cách xử trí khi gặp trộm cướp

Trường hợp bọn cướp tấn công từ bên ngoài vào, nhưng mới chỉ có lời nói, cử chỉ để hăm dọa khống chế yêu cầu đưa tài sản, phương án ứng xử tối ưu nhất đó là tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng.

Hãy mềm mỏng trong ứng xử và làm theo tất cả yêu cầu của chúng, không để chúng có cảm giác bất an hay bị kích động. Hãy ngoan ngoãn giao tiền, vàng, hoặc chỉ nơi để ví, túi xách, đọc mã số hoặc tự mở két sắt cho chúng, phải cho chúng có một số ít tiền hoặc gì đó để ra đi. Không nên nhìn thẳng và đừng bao giờ tỏ ra vẻ cố gắng ghi nhớ mặt chúng.

Nếu có nhận ra người quen cũng tuyệt đối vờ như không biết. Tuyệt đối không nên phản ứng ngay lập tức như giằng co, đánh lại đối tượng, hoặc hô hoán kêu cứu, hay có lời nói đe dọa sẽ báo công an. Bởi vì cách này càng kích động đối tượng dẫn đến việc sử dụng vũ lực ngay tức khắc.

{keywords}
Khôn khéo, mềm mỏng trong ứng xử, tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng mọi yêu cầu của đối tượng để chúng lơ là, mất cảnh giác, không làm gì để đối tượng bị kích động.

Cố gắng ứng xử khéo léo để chúng lơ là, chủ quan, rồi tận dụng sơ hở để bỏ chạy đến nơi an toàn trong nhà, chốt khóa cửa phòng lại. Nếu có thể thì bỏ chạy thoát thân ra khỏi nhà, hô hoán rồi gọi điện báo công an.

Tình huống có thể tự vệ (đánh giá về tương quan lực lượng, hung khí đối tượng cầm theo), thì trước tiên vẫn nên tỏ ra hợp tác với chúng, rồi nhân lúc sơ hở bấm chuông báo động rồi cầm vũ khí (đã để sẵn trong nhà) tấn công đối tượng vào đầu mặt, cánh tay cầm hung khí, ống cẳng chân.

Nếu không có hung khí thì nhân lúc đối tượng không để ý, dùng tay chọc vào mắt hoặc đá vào bộ hạ, cẳng chân (ống đồng) của đối tượng thật mạnh.

 Lưu ý, việc bất ngờ tấn công lại đối tượng chỉ nhằm mục đích để chạy thoát thân ra bên ngoài kêu gọi sự trợ giúp, chứ không nên một mình đánh bắt tội phạm.

Tình huống đã bị đối tượng lạ mặt đánh đòn phủ đầu, choáng váng và gục xuống sàn thì hãy nằm bất động giả chết mặc cho chúng lục lọi, cho đến khi rút đi.Vì cái đối tượng hướng đến là tài sản, chứ không phải là tính mạng chủ nhà.

Riêng tình huống bị tên cướp quen tấn công, thì chỉ còn cách phản ứng quyết liệt, vừa chống trả vừa hô hoán và tìm đường gần nhất để chạy thoát thân. Vì đối tượng có quan hệ sẽ cố ý giết chết chủ nhà trước khi lục lọi tài sản, nên cách mềm mỏng van xin hay hợp tác hoặc nằm yên giả chết sẽ không có kết quả và càng làm đối tượng dễ dàng tước đoạt tính mạng của mình.

Trong tình huống đó, cần tìm nhanh những vật dụng có sẵn ở xung quanh.Khi đó, một phích nước nóng, một cái cốc, thậm chí gạt tàn thuốc lá… hay bất kỳ vật cứng nào vơ được đều có thể trở thành vũ khí quan trọng để tự vệ. Nên nhằm vào đầu mặt, cánh tay, bộ hạ, cẳng chân đối tượng mà tấn công quyết liệt.

Trong lúc thủ thế, nghĩ đến nơi để vũ khí như gậy, dao, đèn pin, bình xịt cay.Vừa đánh vừa hét, hô hoán, có tác dụng trấn áp, làm đối tượng mất tinh thần.Khi có cơ hội phải bỏ chạy ngay lập tức khỏi vùng nguy hiểm.

Bài tập tình huống trên báo Lao Động

1. Thái độ ứng xử nào là khôn ngoan trong tình huống bị cướp trong nhà?

a. Phản ứng ngay khi bị cướp, đánh lại đối tượng để giữ tài sản;

b. Cố gắng kiềm chế nỗi sợ hãi, bình tĩnh quan sát, ghi nhớ số lượng đối tượng, đặc điểm cơ thể, quần áo, hung khí, phương tiện chúng đến hiện trường; đánh giá tương quan lực lượng giữa đối tượng và mình; nghĩ đến những người dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ trong gia đình… từ đó suy tính phương án xử lý tình huống tối ưu nhất;

c. Khôn khéo, mềm mỏng trong ứng xử, tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng mọi yêu cầu của đối tượng để chúng lơ là, mất cảnh giác, không làm gì để đối tượng bị kích động. Tận dụng thời cơ bỏ chạy đến một phòng an toàn trong nhà và khóa cửa lại, hoặc bất ngờ tấn công lại đối tượng nếu điều kiện cho phép, rồi bỏ chạy ra khỏi nhà và tri hô người xung quanh, báo công an;

d. Với đối tượng cướp là người quen đã ở sẵn trong nhà, cần hết sức cảnh giác vì chúng đã hình thành ý định giết chủ nhà (để bịt đầu mối) rồi mới cướp tài sản. Trường hợp này, cần dùng bất cứ đồ vật gì vơ được để chống trả quyết liệt, đồng thời hô hoán thật to để đối tượng sợ hãi mà bỏ chạy khỏi nhà bạn. Đồng thời, luôn có ý thức sẵn sàng bỏ chạy khỏi nhà khi có cơ hội rồi tri hô người xung quanh, báo công an;

Đáp án: b + c + d

2. Bạn có lợi thế hơn gì so với bọn cướp khi ở trong nhà của mình?

a. Biết được địa hình trong nhà;

b. Biết những phòng có cửa an toàn, những lối thoát hiểm, nơi để dụng cụ tự vệ;

c. Biết địa hình đường đi lối lại, có quan hệ với hàng xóm láng giềng, đặc điểm dân cư xung quanh nơi xảy ra cướp;

d. Tất cả những lựa chọn trên.

Đáp án: d

3. Bạn có bất lợi gì so với bọn cướp khi ở trong nhà của mình?

a. Lâm vào thế bị động, có thể bị đối tượng đánh phủ đầu gây đau đớn;

b. Hoảng hốt, mất bình tĩnh, sợ hãi;

c. Không có công cụ, phương tiện để tự vệ, chống trả ngay khi xảy ra cướp

d. Tất cả những lựa chọn trên.

Đáp án: d.

 

 Hoa Quỳnh