Vào cuối giờ chiều Thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần, trẻ em của 3 tòa nhà CT12 (chung cư Kim Văn, Kim Lũ, HN) lại háo hức găng tay, túi nilon xuống đường, dọn vệ sinh quanh nơi mình ở. Để rồi khi rác của cả tuần đã được gom, các em lại náo nức: “Khi nào thì đi nhặt rác nữa?”

Dù chỉ mới được tổ chức lần thứ 2, nhưng theo chị Trần Thu Huyền – trưởng Ban tổ chức (sống tại tầng 20, tòa nhà CT12A (chung cư Kim Văn, Kim Lũ), hoạt động nhặt rác tại khu chung cư đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cư dân 3 tòa nhà (CT12A, CT12B và CT12C).

Chị Huyền cho biết đã không ít lần chứng kiến nhiều hành động vô tâm, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng từ chính những người lớn như hút rồi vứt tàn thuốc trong thang máy, ngoài hành lang; cho con uống sữa, ăn bim bim vứt ngay ngoài sảnh chung cư,… Có khi bà, cháu, mẹ con đi cùng nhau, con ăn xong xả rác ra vỉa hè, bà và mẹ cũng không có phản ứng gì.

Chị nhắc thẳng thì họ thản nhiên: “Anh có hút đâu?” hay thậm chí còn tỏ ra khó chịu: “Việc gì đến cô?”. Chị Huyền mong muốn các em từ nhỏ “phải tự ý thức” với vấn đề vệ sinh chung và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Theo chị Huyền, các em còn nhỏ nên là những “người tiên phong”, bởi “mọi người cứ chê khu mình ở nhưng có ai “xắn tay” vào hành động đâu”.

Chị Hương Thủy (tòa nhà CT12A) tiếc nuối vì gia đình chị cho cháu Bi (con trai 5 tuổi) về quê, không kịp tham gia. Chị kể, bé Bi “mặt ngắn tũn bảo mẹ: “Lần sau về quê sớm cho kịp lên mẹ nhé”. Buổi đầu tiên, các con tham gia về cứ hỏi: “Cô ơi, bao giờ lại nhặt rác tiếp?” Thấy con trẻ thích thú, “mình thấy ấm áp và vui vui”, chị Thủy tâm sự

 

{keywords}
Chưa đến giờ tập trung, sảnh tòa nhà CT12A đã được “hâm nóng” bởi trẻ em từ các tầng háo hức “đổ xuống”. Chị Huyền tâm sự, bé Bin (5 tuổi, con chị Huyền) còn háo hức hơn cả mẹ: “Mẹ ơi, bao giờ mới đến 5h30?”, thậm chí còn có những suy nghĩ rất “con trẻ”: “Con chỉ mong hôm nay họ xả rác thật nhiều để con và các bạn có nhiều rác để nhặt”.

 

{keywords}
Chẳng cần hiệu lệnh, “người người nhà nhà” đồng loạt đeo găng tay “làm nhiệm vụ”. Nhiều em nhỏ lúng túng với những chiếc găng tay nilon phải nhờ sự trợ giúp ân cần từ cha mẹ.
 
{keywords}
Có em nhỏ 2 – 3 tuổi cũng được bà và bố cho “kiến tập” để 2 - 3 năm nữa có cơ hội được tham gia giống các anh chị.
 
{keywords}
Chị Huyền cẩn thận đeo găng tay cho bé Bin – con trai 5 tuổi. Trong khi đó, bé Bin thích thú, không ngừng khoe với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con làm siêu nhân, con sẽ gom hết rác đấy mẹ ạ”.
 
{keywords}
Các em thích thú, mân mê những chiếc găng tay nilon
 
{keywords}
Chỉ với những dụng cụ giản tiện như găng tay và túi nilon đựng rác, các em dần tỏa đi các gốc cây, vỉa hè và các quán ăn,… để gom rác
 

{keywords}

{keywords}
Những tàn thuốc lá ở bất kì gốc cây hay bụi cỏ nào cũng là một mục tiêu để các em chinh phục
{keywords}
Có em 3 tuổi còn nhặt nhầm cả “đá”
 
{keywords}
Hành trình của các em sẽ không đơn độc vì luôn có những người cha, người mẹ đi kèm và chỉ bảo
 
{keywords}
Chị Lê Hoa (28 tuổi) phụ trách 1 nhóm trẻ em. Đi đến một bồn cây, chị chỉ vào đám tàn thuốc và nhắc nhở các em: “Những tàn thuốc này đã phá hoại cây cối và lá phổi của chúng ta. Vậy chúng ta sẽ không hút thuốc và nhắc nhở những người qua đường hút thuốc phải bỏ tàn đúng nơi quy định nhé”. Chị Hoa tâm sự: “Mình cũng phải tham gia để làm gương cho con. Mình không làm thì con biết nghe ai?”
 
{keywords}
Tàn thuốc lá tập trung nhiều nhất ở những quán ăn. Đi đến quán ăn nào, chị Hoa cũng niềm nở, nhắc khéo chủ quán: “Anh/chị đừng để tàn thuốc rơi vào đây, trông vừa mất mĩ quan, lại không đảm bảo vệ sinh. Anh/chị chú ý nhé”. Chị Hoa nói: “Thà mất lòng trước, được lòng sau. Dù người lớn có khó góp ý cỡ nào cũng phải làm gương cho trẻ nhỏ”.
 
{keywords}
Hai cháu bé 4 tuổi và 5 tuổi tranh nhau gom rác tại một bàn ăn tại quán ăn sau tòa nhà CT12A. Chị Hoa cho biết: “Ít tuổi nhất là 3 tuổi, cũng có rất nhiều em tham gia. Anh/chị lớn hướng dẫn cho em nhỏ, như thế hoạt động mới được nhân rộng. Nói phải đi đôi với làm”.
 
{keywords}
Túi rác đã trĩu nặng sau một hồi thu gom, nhưng vẫn không ngăn trở các thành viên tiếp tục hành trình. Em Bi (10 tuổi) đã nhắc nhở em Ngân (8 tuổi) đi cùng ấn rác xuống khi cái túi đựng rác đã trĩu nặng.
 
{keywords}
Những giọt mồ hôi hạnh phúc sau gần một giờ “cùng hành động” đã khiến các em có thêm những người bạn đồng hành. Các em động viên nhau: “Chúng mình sắp chiến thắng rồi”
 

{keywords}

 

{keywords}
Những túi rác trở về điểm tập kết. Trước sảnh tòa nhà CT12A tràn ngập tiếng cười. Các em lau khô những giọt mồ hôi và hạnh phúc nhìn thành quả sau gần một giờ hăng say lao động.
 
{keywords}
“Chiến lợi phẩm” của buổi lao động được các bố mang ra những thùng rác gần khu chung cư với một niềm hạnh phúc ngập tràn: “Con tôi đã lớn”.

Đỗ Dung