Chất salbutamol là chất kích nạc, tuy nhiên nếu tồn dư của chất này trong thịt sẽ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Cách đây mấy hôm, Chi cục Thú y Đồng Nai đã phát hiện 4 cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn Vĩnh Cửu (Đồng Nai) số tiền 60 triệu đồng vì sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Chất cấm này là Salmubutamol

Chủ 4 cơ sở chăn nuôi heo gồm: Bùi Thị Sáu, Trịnh Hữu Nghị, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ (cùng ngụ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu). Được biết Salmubutamol là chất tạo nạc cấm không được dùng để chăn nuôi theo quyết định của hai tổ chức WHO (y tế thế giới) và FAO (nông lương thế giới). Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.

Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư 54 về quy định kiểm tra các chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol. 3 chất này giúp tạo nạc, không được dùng trong chăn nuôi.

Chất salbutamol thuộc nhóm Beta - Agonists, nguồn gốc từ Catecholamines làm giãn cơ cuống phổi, kích thích giải phóng insulin và phân giải glucose.

Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng có tác dụng giống như khi uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. .

Theo Cục An toàn, Vệ sinh Thực phẩm, Salbutamol là một thuốc thuộc nhóm kích thích thụ thể beta2 giao cảm, có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta­­­­2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ trơn tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.

Thuốc được sử dụng nhiều trong khoa hô hấp với các chỉ định dùng trong thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. Trong sản khoa thuốc sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.

{keywords}

Như vậy, trong ngành y tế Salbutamol và Clenbuterol là thuốc, việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng đã được quy định chặt chẽ tại các văn bản pháp luật về lĩnh vực dược như Luật Dược, Nghị định 79/2006/NĐ-CP quyết định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược…v.v

Còn trong ngành thú y, tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutamol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bình (Chuyên gia về Hóa học) cho hay, khi người chăn nuôi dùng chất salbutamol sẽ làm giảm đi lượng mỡ trên cơ thể của heo, tăng lượng nạc. Quá trình đó dẫn đến việc phải bán heo nhanh để tránh không bị chết. Việc sử dụng chất salbutamol trên cơ thể heo dẫn đến việc chất này sẽ ngấm vào trong thịt. Do quá trình đó diễn ra trong thời gian ngắn đến khi bán nên sẽ làm cho dư lượng chất này vẫn còn trong thịt. Người tiêu dùng khi ăn thịt có tồn dư trong thời gian dài có thể bị tăng huyết áp, run cơ, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, tim đập nhanh và có thể bị các bệnh khác. Với thuốc salbutamol (dùng ở người), các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai.

Với lợn được cho ăn chất kích nạc, khi lợn còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, lợn đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.

Thịt lợn có nạc gần sát với da, ít mỡ. Mỡ chỉ mỏng khoảng 0,4 cm (heo bình thường dày 1-1,5 cm). Thịt lợn có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon.

Vì vậy, người chăn nuôi phải ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với người tiêu dùng. Đừng vì lợi trước mắt mà dùng chất kích nạc dễ gây bệnh cho cộng đồng. Nhiều người tiêu dùng cho rằng, cần có biện pháp xử phạt mạnh tay với những người chăn nuôi gian dối dùng chất kích nạc.

(Theo Congluan)