Mảnh đất Tây Ninh quanh năm đầy nắng, với địa hình độc đáo vừa mang đặc điểm vùng đồng bằng, lại có nét đặc trưng vùng cao nguyên. Đặc sản ở đây không nhiều nhưng các món ngon rất đặc trưng, khó lòng nơi khác có được.

Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo

Bánh tráng phơi sương là loại bánh tráng đặc sản ở huyện Trảng Bàng - Tây Ninh. Bánh hình tròn như các loại bánh tráng khác, vị mặn, dẻo, màu trắng đục, có thể sử dụng trực tiếp không cần nướng giòn. Trên quốc lộ 22, thị trấn Trảng Bàng là nơi có hàng trăm lò chuyên sản xuất loại bánh tráng phơi sương.

{keywords}

Để cho ra lò mớn bánh ngon, quan trọng nhất khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải mới, thơm và không pha trộn. Tạo vị mặn vừa phải, người ta cho thêm chút muối. Sau khi bánh tráng xong sẽ phơi ngoài nắng cho khô rồi tới công đoạn nướng. Đây là giai đoạn đòi hỏi kinh nghiệm của người làm nghề. Bánh không nướng chín hay non quá. Khi bề mặt chính bổi những hạt bong bóng nhỏ, ngả sang màu đục là đạt yêu cầu. Tiếp đến, bánh được phơi sương trong đêm hoặc tờ mờ sáng để thấm hút tinh túy, nước sương của đất trời. Do mềm xốp và hơi ẩm vì sương nên bánh sau khi xuất xưởng phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần.

{keywords}

Nhằm tôn lên hương vị rất riêng của món bánh tráng phơi sương, người dùng sẽ ăn kèm thịt heo luộc cuốn cùng rau. Rau cuốn bánh rất phong phú như lá hẹ, diếp cá, lá cóc, tía tô, húng quế, lá săng dẻ, tràm ổi...kèm theo dưa chuột, giá sống. Miếng cuốn đậm đà hương vị với béo ngậy thơm của thịt heo, vị chua chát của các loại rau hòa cùng chút chua ngọt đậm đà của mắm nêm.

Bánh canh

{keywords}

Địa danh Trảng Bàng gắn với nhiều đặc sản ngon trong ẩm thực Tây Ninh. Trong đó, tô bánh canh đã làm nên thương hiệu riêng cho vùng đất này. Để có sợi bánh canh trắng, dai thơm phải làm từ loại gạo nàng thơm đặc biệt vùng chợ Đào. Gạo sau khi ngâm xay, hấp chín, cho ra lò những sợi bánh trắng ngần. Tô bánh canh nổi bật với thịt, giò heo, tiết, hòa trong hương vị thanh mát đậm đà của nước lèo.

Muối tôm

{keywords}

Là vùng đất không có biển, thiếu cả muối và tôm, nhưng Tây Ninh vẫn tự hào với món gia vị nổi tiếng đậm đà. Đây cũng là bí quyết riêng của người dân miền đất đầy nắng gió.

Nhập muối và tôm từ các tỉnh lân cận, theo công thức chế biến riêng, người Tây Ninh cho ra đời món muối có màu đậm của tôm, thơm vị ớt, đặc biệt kích thích vị giác. Món muối trở thành gia vị dễ nghiền, không thể thiếu được khi ăn kèm những món đồ vặt như cóc, xoài, ổi hay bánh tráng.trộn. Muối tôm được đóng thành từng lọ nhỏ tiện dụng, là món quà được nhiều du khách lựa chọn dành tặng người thân khi có dịp ghé thăm.

Nem vỏ bưởi

Nem vỏ bưởi trở thành món ăn chay có từ lâu đời ở vùng đất Hiệp Ninh, Tây Ninh. Giống như tên gọi, nem được là từ vỏ bưởi bào sợi, trộn cùng đu đủ bào và những thành phần như nước khế, gia vị, tỏi, ớt, cho vào máy ép khô rồi hấp cách thủy. Để nem có màu bắt mắt, người làm còn phết thêm chút nước màu điều hay gạch tôm.

{keywords}

Miếng nem hồng tươi, có vị cay nồng của tiêu ớt, dai vừa phải, vị mặn chua ngọt hấp dẫn, tạo nên hương vị riêng của nem chay. Đặc biệt, món ăn thích hợp cho cả người ăn chay và ăn mặn. Vào dịp lễ tết, lượng khách du lịch về thăm núi bà Đen, khu vực Tòa Thánh tăng cao, xóm làm nem cũng trở nên nhộn nhịp.

Ốc xu

{keywords}

Ốc xu là loại ốc sông trên núi Bà, có hình dáng giống ốc bươu nhưng mình dẹt. Không những thơm ngon, ốc xu còn có tác dụng chữa nhức mỏi. Giá thành ốc xu đắt hơn so với các loại khác nhưng vẫn được khách du lịch đặc biệt ưa chuộng. Cách chế biến ốc xu không quá cầu kỳ, chỉ cần hấp cùng gừng, sả là có ngay món ngon giữ nguyên hương vị đặc trưng của ốc núi.

(Theo Dân trí)