Theo thống kê từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun, sán. Nhưng những trường hợp dưới đây không chỉ khiến các bác sĩ điều trị mà bất cứ ai nghe thấy cũng hết sức kinh hãi.

Phù toàn thân vì giun sán

Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, ông H. (59 tuổi, Yên Thành, Nghệ An) cách đây 10 năm đang khỏe mạnh thì tự nhiên bị đau nặng hai chân, đi lại kém. Ông H. đi khám phát hiện có một u bọc như trứng gà ở khoeo chân và được phẫu thuật bóc u. Nhưng bệnh không hết, chân vẫn tiếp tục đau và lan dần lên cả hai tay. Ông đi khám chữa nhiều nơi cả đông và tây y nhưng không phát hiện bệnh.

{keywords}

GS.TS Nguyễn Văn Đề thăm khám lại cho ông H. sau khi hết phù. Ảnh: T.L/Tuổi trẻ

Cách đây ba năm cơn đau lan ra khắp người, đi lại khó và phù toàn thân. Đi khám tại một bệnh viện, bác sĩ kết luận ông bị gan nhiễm mỡ và béo phì, cho thuốc điều trị sụt 7kg nhưng không hết đau và sau đó phù lại nặng hơn.

Đặc biệt, từ đầu năm 2015 đến nay ông phù nặng, đau nặng, trí nhớ giảm sút, không ăn uống được, nôn và buồn nôn, sợ mùi thức ăn, cả ngày uống được chút bột ngũ cốc, nằm liệt... Đi khám và nằm điều trị tại một bệnh viện khác gần một tháng không tìm ra bệnh, ông tiếp tục được chuyển đến Viện Huyết học truyền máu T.Ư vì nghi ngờ bệnh ở máu. Tại đây, xét nghiệm cũng không thấy bệnh về máu, nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng nên chuyển ông đi xét nghiệm. Kết quả, ông bị nhiễm 4 loài: giun đũa chó, giun lươn ruột, giun đầu gai, giun lươn não với hiệu giá kháng thể rất cao (1/800 là gấp đôi ngưỡng dương).

GS.TS Nguyễn Văn Đề, giảng viên Trường đại học Y Hà Nội, cho biết ông H. được hai người xốc nách hai bên dìu đến trong tình trạng bụng trướng to như bà bầu, người yếu, phù thũng nặng, tiên lượng sống rất ít. Sau khi phát hiện ký sinh trùng, bệnh nhân được cho uống thuốc đặc hiệu đáp ứng tốt và đã tự mình đi từ Nghệ An ra khám lại.

Ông H. kể, sau khi uống thuốc trị giun một đêm ông nhấc được chân lên. Sau ba tuần điều trị ông giảm được 15kg (cao 1,59m, nặng 80kg nay còn 65kg), phần trên cơ thể từ trên xuống đã hết đau, từ hông xuống đi lại còn đau nhẹ.

Từng búi giun chui lên tá tràng thai phụ

Một thai phụ mang thai 25 tuần tuổi đến khám tại khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai) khám hôm 24/7 vừa qua vì thấy buồn nôn, xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng lan tỏa ra sau lưng... Khi thực hiện nội soi tá tràng, bác sĩ nội soi đã “giật mình” vì nhìn thấy từng búi giun đũa kết lại, chui chen chúc trong tá tràng. Các bác sĩ đã cố gắng gắp ra nhưng không xuể bởi giun kết thành búi rất khó gắp, hơn nữa giun cũng chui cả vào ống tụy, đường mật, theo thông tin trên báo Dân trí.

{keywords}

Hình ảnh giun đũa qua nội soi khiến bác sĩ cũng phải rùng mình. Ảnh: BS cung cấp

Bác sĩ nhận định, do nhiễm giun đũa với số lượng lớn, giun chui cả vào ống tụy gây viêm tụy cấp là nguyên nhân khiến bệnh nhân xuất hiện cơn đau. Đáng nói, việc tẩy giun với phụ nữ mang thai rất cân nhắc. Nhưng nếu không tẩy giun, sẽ không thể lấy hết giun. Cùng với đó, tình trạng gây viêm tụy cho người bệnh nếu không có hướng điều trị cũng rất nguy hiểm. Vì thế, khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai) đã hội chẩn với bác sĩ khoa Truyền nhiễm, với bác sĩ chuyên ngành kí sinh trùng và đưa ra lời khuyên với gia đình thai phụ.

Được biết, sau khi cân nhắc lợi - hại, nếu không dùng thuốc tẩy giun, giun không thể ra hết và bệnh nhân chịu thêm nhiều cơn đau do giun tiếp tục chui lên ống mật, trong khi nguy cơ ảnh hưởng đến thai rất thấp do thai đã hơn 6 tháng tuổi nên gia đình bệnh nhân đã đồng ý tẩy giun.

Xem thêm thông tin Tại đây

Gắp hơn 300 con giun trong bụng bệnh nhi 3 tuổi

Cháu Trần Văn Đạt (34 tháng tuổi) ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói. Chẩn đoán ban đầu của bác sỹ là cháu bị tắc ruột chưa rõ nguyên nhân. Sau khi siêu âm, chụp phim và tiến hành xét nghiệm, bác sỹ xác định cháu Đạt bị tắc ruột do nhiễm quá nhiều giun, cần phẫu thuật cấp để gắp giun ra.

{keywords}

Hơn nửa kg giun được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phẫu thuật gắp ra từ trong bụng bé Trần Văn Đạt.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Văn, Kíp trưởng kíp phẫu thuật gắp giun sán hy hữu này cho biết: "Ca mổ kéo dài suốt 3 giờ liền, bắt hơn 300 con giun sán để bảo vệ tuyệt đối đường ruột cho cháu bé".

Sán dài 12 mét "làm tổ" trong ruột người đàn ông

Ngày 17/5, anh Nguyễn Ngọc T. (34 tuổi, trú tại Ba Lòng, huyện Đak-rông, tỉnh Quảng Trị) được chữa trị, lấy thành công một con sán xơ mít dài hơn 12 mét ký sinh lâu ngày trong ruột.

Bệnh nhân T. cho biết trên báo Tiền phong, anh biết mình bị nhiễm sán xơ mít hơn một năm trước, với cảm giác khó chịu ở vùng bụng, ăn không thấy no. Nhiều đốt sán từng bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vài tháng trước đó, anh T. hay bị chứng đau quặn ở bụng hành hạ, nhưng do công việc bận rộn nên chưa có điều kiện chữa trị dứt điểm.

{keywords}

Con sán xơ mít dài hơn 12 mét được lấy từ ruột bệnh nhân.

Qua sự can thiệp của y sĩ Lê Công Danh tại thành phố Huế, bệnh nhân T. đã được chữa trị, xổ lấy thành công con sán xơ mít dài hơn 12 mét kể trên.

Để không không bị nhiễm ký sinh trùng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay trước khi ăn; thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, thịt cá tái hoặc sống...

M.T (tổng hợp)