1 tháng đi Vũng Tàu, 2 tháng ra Hà Nội, 5 tháng đi Sapa, 7 tháng đi Nha Trang..., cuộc đời cô bé Paris từ lúc mới chào đời đã ngập tràn những chuyến đi.
Không giữ quan điểm sinh con xong là phải "ngồi nhà" cho đủ 3 tháng 10 ngày, cũng không đồng ý chuyện trẻ mới sinh thì phải "tránh nắng tránh gió", bà mẹ 8X đời cuối Ngô Thuý Hằng đã thoải mái cho bé có cuộc đi chơi đầu tiên từ khi chỉ mới 1 tuần tuổi.
1 tháng đi Vũng Tàu, 2 tháng đi Hà Nội, 5 tháng đi Sapa, 7 tháng đi Nha Trang, Sài Gòn, không đếm xuể những lần đi chơi ngắn ngày về quê nội ngoại bằng ô tô và đang ấp ủ một chuyến du lịch nước ngoài vào cuối năm, ... cuộc đời cô bé Paris - con gái Thuý Hằng từ lúc mới chào đời đã ngập tràn những chuyến đi.
Gọi Thuý Hằng là bà mẹ "ham chơi" quả không sai, tuy nhiên, cô nàng không chỉ "ham chơi" mà còn ham "cho con chơi cùng", ham cho bé được khám phá cuộc sống, được trải nghiệm nhiều điều và hơn hết, là được phát triển kỹ năng sống ngay từ khi chỉ mới là một em bé ẵm ngửa.
Gọi Thuý Hằng là bà mẹ "ham chơi" quả không sai, tuy nhiên, cô nàng không chỉ "ham chơi" mà còn ham "cho con chơi cùng" |
1 tháng đi Vũng Tàu, 2 tháng thăm Hà Nội, 5 tháng đi Sapa, 7 tháng đi Nha Trang...cuộc đời cô bé Paris từ lúc mới chào đời đã ngập tràn những chuyến đi. |
Con gái tuy còn rất bé nhưng đã được bạn cho đi chơi, đi bơi, đi du lịch rất nhiều nơi cùng mẹ. Bạn không mang những nỗi sợ con ốm, sợ con cực như nhiều bà mẹ Việt?
Ngay từ khi mới mang bầu mình đã có ý thức tìm hiểu và nghiên cứu về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Giống như tất cả các bà mẹ khác, mình có rất nhiều nỗi lo và mình hiểu mỗi đứa trẻ là khác nhau và nhu cầu cũng khác. Vậy nên mình quan sát và lựa theo sức khoẻ cũng như sự phản ứng thích nghi của con. Những năm tháng đầu đời trẻ bắt đầu tự xây dựng hệ thống miễn dịch cho riêng mình nên mình chủ trương không bao bọc và quá giữ con.
Khi đi du lịch mình để bé Paris hoàn toàn thoải mái thích nghi. Ví dụ đơn giản: nhiều mẹ thường tạo thói quen cho con ăn lúc thức ăn còn ấm nóng nên sợ cho bé đi du lịch phải ăn đồ nguội. Còn mình rất nhàn vì đã các kĩ năng sống đã tập cho Paris trước đó khi đi du lịch đều có dịp phát huy tác dụng. Paris có thể cầm nắm bốc tự ăn, ăn nguội và đa dạng, ngồi một mình một ghế ăn, ngủ đúng giờ. Thế nên vợ chồng mình vẫn có thời gian riêng tư thảnh thơi tận hưởng chuyến du lịch.
Nghe chia sẻ, có vẻ cách nuôi dạy con của bạn khá "Tây"?
Mình theo dõi thai kì và sinh tại bệnh viện quốc tế nên có những ảnh hưởng nhất định về vấn đề chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh cũng như bản thân sau sinh. Những lớp học tiền sản kĩ lưỡng đã giúp mình bớt bỡ ngỡ rất nhiều khi chăm sóc Paris. Ví dụ như việc tắm cho bé, thường quan niệm là tắm phải che tai, không được để rốn chạm nước... nhưng ở bệnh viện nơi mình sinh con lại hoàn toàn khác, tai và rốn hoàn toàn ngập nước, massage cho bé trước khi tắm.
Khi nuôi dạy Paris mình cảm thấy thật may mắn vì được gia đình ủng hộ, nhất là mẹ chồng và mẹ đẻ của mình. Khi sinh xong, bé Paris được da tiếp da và bú mẹ ngay, sau đó con được nằm nôi cạnh mẹ và có y tá chăm sóc riêng để mình được nghỉ ngơi. Bà hoàn toàn không can thiệp khi mình quyết định không đeo bao tay, bao chân cho bé, để nhiệt độ phòng 26 độ hay những việc lớn hơn là cho Paris đi chơi lúc được một tuần tuổi.
Bạn chia sẻ việc đi học tiền sản, nuôi con theo những gì bạn tìm hiểu và có dẫn chứng khoa học, liệu bạn có phải là 1 bà mẹ "sách vở" không? Có bao giờ bạn tin vào những kinh nghiệm truyền miệng của các bà các mẹ xưa?
Thực ra là một bà mẹ sách vở hoàn toàn cũng không phải vì như mình đã chia sẻ, mỗi bé là một cá thể khác biệt và có những nhu cầu khác nhau không thể áp đặt được. Mình tin tưởng vào kiến thức có được từ các bác sĩ và qua quan sát từ chính bản thân.
Có những việc mình tin vào khoa học và kiến thức ví dụ như việc tắm ngập nước vào tai và rốn chưa rụng vậy. Nhưng cũng có rất nhiều thứ mình vẫn làm theo kinh nghiệm của những người đi trước như cầm theo tỏi mỗi khi cho Paris ra ngoài như một cách làm mang ý nghĩa tâm linh chẳng hạn.
Thuý Hằng cho con đi Vũng Tàu từ khi 1 tháng tuổi |
2 tháng, bé Paris có chuyến đi máy bay đầu đời |
5 tháng, 2 mẹ con có bức ảnh kỷ niệm ở Sapa |
Bạn quan trọng chuyện gì nhất trong việc nuôi con: cân nặng, chiều cao, thời trang cho bé, khả năng vận động hay khả năng nói…?
Mình với chồng thường hay nói đùa với nhau là sau này nếu có con, chúng mình sẽ đi khắp đó đây, thế giới là nhà, con mình không cần đi học vì giờ trẻ con học khổ quá. Mình thấy hiện tại trẻ em gần như mất tuổi thơ, học hành luôn bị quá tải liên miên, mình muốn con mình sau nay sẽ được khám phá thế giới, được trải nghiệm và ưu tiên những gì con thích và mình chú trọng nhất là kĩ năng sống cho con.
Bạn nói mình ưu tiên cho việc dạy con các kỹ năng sống. Bạn đã dạy một cô bé 7 tháng tuổi những kỹ năng sống gì và làm thế nào vậy?
Từ sơ sinh mình đã dạy bé tự lập bằng cách cho ăn ngủ đúng giờ, bé ngủ riêng và tập thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, tiếp xúc với nhiều người nên bé không hề có cảm giác sợ hãi khi có người hỏi chuyện mà lại vui vẻ toe toét cười ngay.
Lớn hơn một chút khi bé ăn dặm mình kết hợp giữa ăn dặm Baby led weaning và ăn dặm kiểu nhật. Nếu bé không thích và tỏ ra không muốn ăn mình sẽ dọn đồ ăn đi ngay và đợi đến đúng giờ mới cho ăn tiếp nên mọi bữa ăn bé đều rất hứng khởi.
Ngoài ra mình luôn chú ý tương tác với bé, tập cho bé có những thói quen tốt như:
- Mỗi sáng khi bé tỉnh dậy đều làm các động tác thể dục cho bé. Dần dần bé sẽ đáp ứng lại bằng hàng động như cũng vươn vai, duỗi tay chân …
- Dành cho bé những khoảng thời gian với âm nhạc: trước lúc đi ngủ thì nghe nhạc không lời để bé thư giãn, khi cho bé chơi thì mở nhạc thiếu nhi âm điệu vui tươi phù hơp. Paris đáp ứng rất tốt mỗi khi nghe thấy nhạc là nhún nhảy , tay chân khua múa. Khi đi ngủ chỉ cần tắt điện, bật nhạc thư giãn là tự ngủ dù đang chơi trước đó.
Bé Paris được mẹ chú trọng dạy kỹ năng sống từ khi còn nhỏ |
"Mình với chồng thường hay nói đùa với nhau là sau này nếu có con, chúng mình sẽ đi khắp đó đây, thế giới là nhà, con mình không cần đi học vì giờ trẻ con học khổ quá." |
|
Nếu để nhận xét về bản thân, bạn thấy mình là một bà mẹ thế nào: chiều con hay nghiêm khắc?
Mình hy vọng rằng mình sẽ trở thành một người mẹ tâm lý: vừa chiều con lại vừa nghiêm khắc. Tất nhiên mọi thứ không dễ dàng, nhưng mình nghĩ rằng việc gì cũng phải học, kể cả làm mẹ.
Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ!
(Theo Khám Phá)