Dùng đũa ăn cơm là truyền thống của người Việt nhưng với trẻ nhỏ dùng đũa quá sớm sẽ ảnh hưởng. Vậy mấy tuổi thì dạy con ăn bằng đũa?

Có con, cha mẹ nào cũng mừng mỗi khi thấy con thực hiện được một bước ngoặt mới từ biết nãy, biết bò, biết đi… Không ít người còn nóng lòng muốn dạy cho con mình học các kỹ năng trong cuộc sống.

Họ tin rằng, việc dạy con cách cầm đũa càng sớm thì càng giúp bé phát triển trí thông minh hơn.

Song thực tế, việc cho con ăn bằng đũa quá sớm có thể gây ra những tác hại vì bé còn chưa kiểm soát được hành động của mình.

Vậy mấy tuổi thì dạy con ăn bằng đũa là hợp lý? Bà Phạm Thị Cúc Hà (Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, điều phối chương trình hệ thống Trường mầm non Just Kids) cho biết, thời điểm thích hợp để dạy con ăn bằng đũa là khi con lên mẫu giáo lớn.

Trẻ sẵn sàng dùng đũa để ăn và cầm được đũa chắc, thật tay thường phải 4 – 5 tuổi. Trẻ đã có thể điều khiển tốt sự phối hợp của các ngón tay, đôi tay của trẻ cũng dần trở nên khéo léo, linh hoạt hơn rất nhiều.

{keywords}

Dạy con ăn bằng đũa cần phải từ từ không nên ép buộc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cũng có trẻ ít tuổi hơn có khả năng cầm đũa sớm do độ kết hợp giữa các ngón tay để điều khiển đũa gắp thức ăn của các con tốt nhưng để con cầm được thuần tay không vương rớt là rất khó.

Quan trọng là trẻ đã sẵn sàng dùng đũa để ăn hay chưa. Cha mẹ không nên ép buộc con, hãy lựa chọn thời điểm phù hợp và dạy con kỹ năng cầm đũa khi con cảm thấy thích thú với việc được học thêm những kỹ năng sống mới và hào hứng với việc này.

Khi trẻ nhỏ dùng đũa để ăn, không nên cho trẻ dùng đôi đũa nặng. Trẻ cũng rất dễ gây vung vãi thức ăn cũng như dùng đũa để nghịch ngợm.

Lúc này cha mẹ tuyệt đối không nên giận hoặc nổi cáu với trẻ sẽ dẫn đến tình trạng giảm hứng thú hoặc chống đối trong mỗi lần vào bữa ăn.

“Việc dạy con ăn bằng đũa phải từ từ, bắt đầu bằng việc cho trẻ làm quen với đũa và bàn ăn. Cha mẹ có thể chuẩn bị riêng cho trẻ một bộ dụng cụ đồ ăn bao gồm thìa, đũa và cho bé dùng trong những tình huống phù hợp. Để cho con tập ăn bằng đũa quen nhanh, cha mẹ không nhất thiết phải dạy con cầm đũa trong khi ăn mà có thể dạy con thông qua các trò chơi.

Khi chơi, thay vì cầm tay, bạn hãy cho con đôi đũa để gắp. Hãy cùng thủ vai với bé trong trò chơi đồ hàng để có bàn ăn giả. Sử dụng những chiếc bát nhựa xinh xinh, chiếc đũa trong bộ đồ chơi để cùng bé học cách cầm đũa cũng là biện pháp gây hứng thú cho trẻ. Với phương pháp này sẽ tránh gây rơi vãi thức ăn, một phần những chiếc đũa nhỏ trong bộ đồ chơi sẽ nhẹ hơn và dễ cầm hơn”, Ths Phạm Thị Cúc Hà khuyên.

Theo các nhà khoa học, việc cho trẻ ăn bằng đũa là rất có lợi. Khi trẻ ăn bằng đũa sẽ giúp kích thích sự hoạt động của các tế bào não, thúc đẩy não trẻ phát triển. Động tác dùng đũa gắp thức ăn không chỉ là hoạt động của năm ngón tay mà đồng thời nó còn là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác như vai, khuỷu tay, đầu ngón tay, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay… nhờ đó trẻ sẽ khéo léo, linh hoạt hơn khi biết dùng đũa.

Tuy nhiên, việc ép trẻ học ăn bằng đũa quá sớm đôi khi lại tác dụng ngược khiến trẻ cảm thấy cáu kỉnh và khó chịu. Hơn nữa, trẻ quá nhỏ chưa biết kết hợp hài hòa sự hỗ trợ của 5 ngón tay và các cơ bắp dễ làm vung vãi thức ăn. Nếu cha mẹ đánh mắng sẽ làm giảm hứng thú học hỏi của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu ở vào độ tuổi có thể học cách cầm đũa, người lớn nên chú ý dạy trẻ phương pháp cầm đũa đúng cách. Khi trẻ cầm đũa sai tay hoặc cầm không đúng thì người lớn cần giúp trẻ sửa ngay. Tránh để trẻ lặp lại hành động đó nhiều lần sẽ tạo thành thói quen không tốt.

(Theo Báo Gia đình & Xã hội)