Mới đây, những clip bé Miu 5 tuổi nói tiếng Anh trôi chảy, và giao tiếp khá tự tin với người lớn được các mẹ chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Rất nhiều mẹ bày tỏ cảm xúc ngưỡng mộ và đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để một em bé 5 tuổi có thể nói tiếng Anh tốt như vậy? Phương pháp dạy của bố mẹ Miu có gì đặc biệt không?".

{keywords}

Để giải đáp những thắc mắc này của các cha mẹ, chị Thủy Tiên đã có một buổi chia sẻ các phương pháp mà mình đã áp dụng trong việc dạy con học tiếng Anh.

{keywords}
Chị Thủy Tiên trong buổi chia sẻ về việc nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ

Ban đầu, khi quyết định cho bé Miu học tiếng Anh, Thủy Tiên cũng gặp nhiều khó khăn vì có nhiều ý kiến trái chiều lo bé tiếp xúc với ngoại ngữ quá sớm sẽ bị loạn ngôn, mất gốc, con còn bé chưa nói được tiếng Việt mà nói tiếng Anh sớm thì tiếng Việt sẽ không sõi, sẽ bị nói ngọng, hay sự tiếp thu văn hóa không được thuần Việt quá sớm có ảnh hưởng trực tiếp đến con...

Nhưng bằng những kinh nghiệm tích luỹ và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra những gì tốt nhất cho con, chị nhận ra rằng đây là những lo lắng không có căn cứ và càng tự tin trên hành trình nuôi dạy con của mình.

Chị Thủy Tiên cho biết nếu trẻ được nuôi dạy song ngữ sẽ có khả năng nhận thức vấn đề, khả năng tư duy logic, xử lý vấn đề, sáng tạo và giao tiếp tốt hơn, chưa kể đến những lợi ích về điểm số, đi du lịch, xin việc, du học... sau này. Chính vì thế chị đã sớm cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ khi con còn khá nhỏ. Tiên cũng nhấn mạnh: "Việc tiếp nhận ngôn ngữ là điều bản năng tất cả mọi đứa trẻ đều làm được. Mỗi đứa trẻ đều đã có bản năng sẵn có, đều là thiên tài học ngôn ngữ, bố mẹ chỉ cần biết cách hỗ trợ và tạo điều kiện cho con thì việc học cũng sẽ rất nhẹ nhàng".

Để Miu có khả năng nói tiếng Anh tốt như bây giờ, bà mẹ trẻ hai con sinh năm 1988 năng động này đã có cả một quá trình chuẩn bị cũng như những tương tác với con hàng ngày. Dưới đây là một vài bí quyết mà mẹ Miu đã chia sẻ:

1. Nên để con tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt

Theo Thủy Tiên, thời điểm "vàng" để cho trẻ bắt đầu với ngoại ngữ là giai đoạn từ 1-3 tuổi. Trong giai đoạn này, bộ não của trẻ cực kì phát triển, đến hết năm 3 tuổi thì gần như sự phát triển của bộ não đã đạt đến 85%. Những tế bào thần kinh trong não đã có sự liên kết với nhau thông qua thông tin, hoạt động mà bé học được. Càng nhiều thông tin được xử lý trong não bộ của bé thì sự kết nối càng dày và phức tạp khiến cho chất xám nhiều hơn vì thế bố mẹ nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

{keywords}
Có rất nhiều bố mẹ đã chia sẻ những khó khăn cũng như đặt câu hỏi về vấn đề mình quan tâm trong việc dạy con học tiếng Anh

2. Môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ phải đủ tích cực, đủ "dày"

Môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ bao gồm: ở nhà (bố mẹ, anh chị, ông bà... những người tiếp xúc trực tiếp với bé có thể nói tiếng Anh), ngoài xã hội, và ở trường. Bản thân bố mẹ cũng phải trau dồi ngoại ngữ trước đó thì mới có thể dạy con. Chính bố mẹ cũng phải rất quyết tâm trong việc này.

Việc "ném" con vào một môi trường song ngữ như cho con theo học tại các trường song ngữ sẽ tốt hơn cho bé trong việc cọ xát và rèn luyện. Ngoài ra, việc cho con tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà cũng rất quan trọng. Có rất nhiều phương pháp bố mẹ có thể áp dụng với con.

Mặt khác, việc tổ chức play-date (chơi cùng nhau) một vài buổi trong tuần, cho con đi chơi ở những chỗ có nhiều người nước ngoài... giúp các bé khám phá và chơi, học được qua thực tế cũng rất tốt.

{keywords}
Bé Miu và em gái Moon hát tiếng Anh để giao lưu với các bạn nhỏ và các bố mẹ

3. Công cụ để học ngoại ngữ: truyền thống và công nghệ

Mẹ Miu chia sẻ cách giúp con học tiếng Anh thông qua công cụ Ipad một cách hiệu quả.

Ngoài những công cụ truyền thống như đồ chơi, sách báo... thì công nghệ cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy trẻ học tiếng Anh. Chị Tiên chia sẻ, cả hai bé nhà chị là Miu và Moon đều có Ipad riêng được cài những ứng dụng, các kênh giải trí và trò chơi liên quan đến tiếng Anh mà các bé quan tâm. Thông qua việc chơi thì các con cũng học được nhiều từ vựng. Bé có thể thoải mái lựa chọn và học bất kì lúc nào thích trong giới hạn thời gian cho phép của bố mẹ.

4. Lựa chọn phương pháp dạy con tiếng Anh rất quan trọng

{keywords}
Rất đông bố mẹ đã tham dự buổi chia sẻ của mẹ Miu - Moon

Để dạy con nói tiếng Anh thành công như bây giờ, bà mẹ trẻ cho biết chị không hề áp đặt hay đặt nặng việc dạy con học tiếng Anh, mọi thứ để cho các con "ngấm" từ từ thông qua rất nhiều hoạt động hàng ngày. Để nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ thì bố mẹ thực sự phải quyết tâm.

Một số phương pháp Thủy Tiên đã sử dụng:

Xem clip Thủy Tiên chia sẻ về các phương pháp đã áp dụng để dạy con học tiếng Anh: One person, one language (một người, một ngôn ngữ); Xây dựng "quy định" về thứ tự, vị trí, đối tượng giao tiếp; Thường xuyên mô tả; Dùng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm hàng ngày; Thông qua các hoạt động vui chơi đơn giản: chơi đồ hàng, vẽ, thủ công, bài hát...

Xem video:

Chia sẻ về cách sử dụng media hiệu quả: TV/Internet/Games. Xem video:

Cụ thể quá trình áp dụng các phương pháp này trong việc học tiếng Anh của Miu:

Xem video:

Đây là giai đoạn Miu đang học nói và là thời điểm đầu tiên mẹ Tiên bắt đầu áp dụng việc dạy tiếng Anh cho con. Tiên chia sẻ: "Mình đã bắt đầu với Miu bằng những từ vựng đơn lẻ thông qua các trò chơi và học phẩm đơn giản. Màu sắc là những từ Miu được học đầu tiên. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những từ lẻ thông dụng, con sẽ dần dần nhớ và quen dần với khối lượng từ vựng phong phú hơn".

Sau giai đoạn từ vựng, bố mẹ có thể tiến cao hơn với các cụm từ ngắn rồi đến dài và dần dần phát triển các cụm từ dài hơn. Đây là sự "trưởng thành" về ngôn ngữ, giao tiếp của bé Miu sau khoảng 5 tháng học từ vựng đơn giản:

Và dần dần là tương tác lên thành các đoạn hội thoại ngắn thông qua các hoạt động hàng ngày:

Việc tương tác sẽ có tác dụng tích cực và khuyến khích trẻ hào hứng với việc học hơn. Tạo môi trường tương tác cho con cùng với các bạn khác cũng là một cách để học tiếng Anh. Trong video này, hai chị em Miu-Moon đã cùng dạy nhau học tiếng Anh.

Video chị Miu dạy em Moon - một cách tương tác giữa các thành viên trong gia đình.

Cuối cùng, Thủy Tiên nhấn mạnh: "Dù làm gì, học gì, yếu tố đầu tiên bố mẹ cần nhớ là phải VUI, hãy biến ngôn ngữ trở nên sống động. Quan trọng hơn nữa là khởi đầu sớm cho con, tin vào bản năng của mỗi đứa trẻ và tin vào phương pháp mà mình đã lựa chọn".

(Theo Tri thức trẻ)