Việc hạch toán các khoản chi tiêu hợp lý trong tháng sẽ giúp các bà nội trợ không bị "lạm chi".

Hiện nay, không ít gia đình ở Hà Nội, cả hai vợ chồng chỉ có mức thu nhập 10 triệu/tháng nhưng vẫn tiêu dư dả cho 4 thành viên. Ngược lại, nhiều người độc thân, mức thu nhập 15 triệu/tháng vẫn không đủ trang trải các khoản sinh hoạt phí. Dưới đây là một vài gợi ý chi tiêu 6,5 triệu đồng/tháng cho gia đình có 2 vợ chồng và 1 con nhỏ Hà Nội; không phải đi thuê trọ.

1. Chi phí cứng:

- Chi phí ăn uống:

+ Ăn sáng: 10.000 đồng/người x 3 người x30 ngày = 900.000 đồng (với mức chi phí trên, buổi sáng, bạn và gia đình có thể nấu mỳ, xôi, hoặc mua bánh mỳ về ăn sáng).

+ Ăn trưa, ăn tối: 45.000 đồng/người x 3 người x 30 ngày = 4.050.000 đồng (Với mức tiền như thế này, bạn vẫn có thể sắm sửa về cho gia đình rất nhiều đồ ăn ngon. Thay vì đi chợ dân sinh, bạn có thể dậy sớm đi chợ đầu mối. Ở đó, thực phẩm khá tươi ngon, sạch sẽ. Mức chi phí này đã bao gồm cả hoa quả, gạo, nước, ga, mắm, muối,…).

Cách chi tiêu 6,5 triệu đồng/tháng cho gia đình không phải đi thuê trọ

{keywords}

Việc hạch toán từng khoản chi tiêu sẽ giúp bà nội trợ không phải đau đầu với việc "hết tiền" cuối tháng.

+ Chi phí trên áp dụng đối với gia đình chỉ ăn uống tại nhà. Tuy nhiên, một vài gia đình gửi con ở nhà trẻ nên chi phí ăn uống sẽ được giảm đi đáng kể.

- Tiền sinh hoạt phí:

+ Tiền điện: 350.000 đồng/tháng (ở theo hộ gia đình nên tiền điện, tiền nước sẽ có mức chi phí rẻ hơn so với đi thuê trọ. Mùa đông, chi phí điện sẽ ít hơn nên gia đình bạn có thể bù trừ khoản tiêu hao tiền điện giữa các tháng).

+ Tiền nước: 70.000 đồng/tháng.

+ Tiền Internet, cáp: 300.000 đồng/tháng (bạn có thể nối cáp và internet ở cùng một gói dịch vụ để tiết kiệm chi phí).

- Các khoản chi tiêu khác:

+ Tiền tiêu vặt cho con nhỏ: 200.000 đồng/tháng.

+ Tiền xăng xe cả 2 vợ chồng: 400.000 đồng/tháng/2 người.

+ Tiền thẻ điện thoại: 200.000 đồng/tháng/2 người.

- Trên đây chỉ là chi phí dành chi tiêu cứng dành cho việc ăn, ở. Các khoản khác như tiền đám cưới, đám ma, sinh nhật,… gia đình bạn nên dự trù một khoản riêng.

2. Một vài gợi ý chi tiêu hợp lý, tiết kiệm:

- Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý: Hàng tháng, nếu không muốn lạm chi, bạn cần ghi tất cả các khoản chi tiêu trong tháng vào một cuốn sổ để từ đó điều chỉnh lại mức thu – chi cho các tháng tiếp theo. Ngoài ra, hàng tháng khi vừa nhận lương, bạn nên để các khoản chi tiêu cứng sang một bên; một khoản chi tiêu dự phòng và một phần dành cho việc tiết kiệm. Các khoản chi tiêu rõ ràng như vậy sẽ giúp bạn xử lý dễ dàng hơn về mặt tài chính.

- Tích cực tìm hiểu thông tin và “săn” hàng giảm giá: Trước khi quyết định mua một món đồ, đặc biệt là đồ gia dụng với giá trị tiền lớn, bạn nên có kế hoạch từ trước để có thể săn hàng giảm giá. Bạn cũng nên tham khảo giá ở nhiều cửa hàng, siêu thị điện máy khác nhau trước khi quyết định mua đồ để có giá tốt nhất.

- Đặt hàng, mua chung đồ với các gia đình khác: Hiện nay, có rất nhiều món đồ, nếu mua lẻ, giá cả sẽ khá cao. Tuy nhiên, nếu bạn rủ một vài gia đình cùng nhau mua chung, giá cả sẽ rẻ hơn nhiều. Đặc biệt là mỹ phẩm, hàng gia dụng, quần áo,…

- Lập danh sách địa chỉ một vài cửa hàng thân thiết để khi có các chương trình giảm giá, khuyến mại,… bạn sẽ được ưu tiên mua đồ với giá rẻ.

- Tích trữ các loại đồ khô: Do gia đình bạn ăn uống, nấu nướng thường xuyên tại nhà, không ăn hàng nên việc tích trữ các loại đồ khô như lạc, vừng, nấm hương; gạo, dầu ăn,… là việc làm vô cùng cần thiết bởi chúng xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Khi mua số lượng lớn ở chợ đầu mối, giá cả sẽ rẻ hơn so với mua lẻ ngoài chợ dân sinh. Tuy nhiên, bạn nên mua vừa đủ dành tránh việc thực phẩm bị quá hạn sử dụng.

- Hạn chế việc đi ăn ngoài hàng: Đối với các dịp lễ, kỉ niệm quan trọng trong gia đình như ngày cưới của 2 vợ chồng, ngày sinh nhật con, ngày tết trung thu,… thay vì việc tiêu tốn một khoản chi phí ra ngoài ăn, bạn nên mua đồ về tự nấu nướng. Các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp, quây quần nấu nướng sẽ tạo cảm giác ấm cúng.

(Theo Emdep.vn)

Tin liên quan: