- Chỉ vài cơn mưa đầu mùa trút xuống, những vườn bưởi ven sông Hậu, địa phương nổi tiếng với giống bưởi "năm roi", như bừng tỉnh. 10 năm trước nơi đây là vùng đất chịu nhiều ảnh hưởng sau sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ khiến 55 người chết và 80 người bị thương.

Trả nghĩa cho người đã khuất

Trong số 55 người chết, xã Mỹ Hòa đã có đến 37 người. Các ấp thuộc xã đều có người tử nạn, cao nhất là ấp Mỹ Hưng 1 có 17 người thiệt mạng.

{keywords}

Cầu Cần Thơ hiện nay. 10 năm trước khi còn đang xây dựng nơi đây đã xảy ra sự cố kinh hoàng

Sự cố xảy ra đã lâu, khi chúng tôi trở lại nơi này cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường. Nhưng trong sự bình thường đó có một điều gì...khang khác.

Ghé vào một quán nước ven đường đối diện UBND xã, chúng tôi được một người đàn ông đứng tuổi kể lại: "Sau sự cố nhiều gia đình được bồi thường số tiền rất lớn. Người nhiều nhất có thể lên đến cả tỷ đồng. 

Những người dân quê chúng tôi ít học cạn nghĩ khi có đồng tiền lớn trong tay họ bắt đầu có những biến đổi trong cuộc sống. Có người dùng tiền bồi thường đó đắm chìm trong tửu sắc. Có người miệt mài suốt ngày trong các thú đỏ đen. Tiền nhiều đến bao nhiêu mà chi tiêu không tính toán cũng sớm ngày cạn kiện. Hiện có người bây giờ ở chòi lá hàng ngày phải đi bán vé số".

{keywords}

Shop Anh Thư của chị Hà Thị Kiều Vân được tạo dựng từ tiền bồi thường sau khi chồng gặp nạn

Ông nói thêm: "Tuy nhiên không phải ai cũng thế. Có người biết dùng số tiền này để cải thiện cuộc sống. Họ mua đất mở rộng vườn ruộng. Họ dùng tiền để kinh doanh. Lợi nhuận có được họ đầu tư cho con cái ăn học. Nhờ vậy mà nhiều gia đình khắm khá hẳn lên..."

Ông ngưng một lát rồi kể tiếp: "Chủ quán cà phê này, chị Hà Thị Kiều Vân là một trường hợp như vậy. Anh nhìn xem, phía trước chị bán cà phê, bên trong bày biện như một shop thời trang ...”.

Nhớ lại, hôm ấy, lúc 7h55 ngày 26/9/2007 đoạn dầm cầu nằm ở phía bờ Vĩnh Long vừa được đổ bê tông ngày hôm trước bất ngờ đổ sập chôn vùi hàng trăm công nhân, kỹ sư trong đó anh Lê Hoàng Quốc Việt, chồng chị. Chị chết lặng bên xác chồng.

{keywords}

Chị Hà Thị Kiều Vân

Chôn cất chồng xong, chị nhận được một số tiền bồi thường và tiền hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. Chị dùng số tiền này mua 2.000m2 vườn trồng bưởi và một mảnh đất nhỏ xây nhà, mở thêm cửa hàng nhỏ bán nước giải khát và quần áo.

Vườn bưởi đã giúp chị thu về hàng chục triệu đồng mỗi năm. Các khoản kinh doanh khác cũng giúp chị có được một số tiền đủ chi dùng trong sinh hoạt và nuôi đứa con đang đi học.

Có tiền sinh tật

Ông Lê Văn Sớm, Phó chủ tịch UB Mặt trận tổ quốc xã, cho biết, công tác đền bù và hỗ trợ các nạn nhân được triển khai sau đó. Đến nay vẫn chưa rõ con số cụ thể của mỗi người được thụ hưởng là bao nhiêu nhưng theo ước đoán của nhiều người đây là con số lớn có thể làm đổi thay cuộc sống.

{keywords}

Nơi xảy ra tai nạn (ảnh Internet)

Trường hợp điển hình là người nhà nạn nhân Bùi Văn Bon. Sau khi nhận tiền bồi thường và trợ cấp, người vợ lao vào cờ bạc. Không bao lâu số tiền ấy trôi theo những canh bạc và chẳng bao giờ trở lại. Không còn cách nào khác hơn, bà vợ nạn nhân phải bán thêm 2 công vườn nhằm gỡ lại số tiền đã mất nhưng hậu quả cuối cùng là bây giờ, 2 mẹ con phải sống ở một túp lều. Hàng ngày, bà phải đi bán vé số để mưu sinh.

Ông Lưu Văn Khâm, nhà có đến 4 người bị nạn, cũng là một trường hợp tương tự. Ông và đứa con trai bị thương. 2 đứa con khác chết. Vì vậy số tiền bồi thường và hỗ trợ khá cao. 

Có người kể rằng: “Lúc mới lãnh tiền, mỗi lần ông ấy đi chợ là rùm beng cả xóm. Không bao giờ ông đi xe ôm của cánh đàn ông, mà chỉ đi xe do phụ nữ cầm lái. Trong xóm có 2 phụ nữ có chồng làm nghề này và ông là khách hàng thường xuyên. Từ nhà ra chợ, tiền xe chỉ có 20.000 đồng, nhưng ông ấy chơi sang trả luôn 50.000 đồng. Sau đó ông mời "bà tài" xem ôm ăn hủ tiếu, uống cà phê thoải mái.”.

Một người dân ở ấp Mỹ Hưng 1 cho biết, ông cũng đã nhiều lần thuê vỏ lãi (một loại thuyền nhựa) đi uống cà phê ở cách nhà hàng 20km. Không những trả tiền công xộp mà ông còn mời lái thuyền ăn uống hậu hỉ. Nhưng trong các giai thoại, có câu chuyện làm nhiều người cười nghiêng ngả. 

Đó là: "Dự đám cưới xong trên đường về, lúc đi qua cây cầu, ông Khâm loạng choạng sắp ngã. Nhìn thấy vậy, một thanh niên trong xóm chạy đến định dắt ông qua cầu. Ông đưa tay ra hiệu từ chối và nói: '”Tao đâu có say. Tao đi không được là do sợi dây chuyền trên cổ nặng quá thôi''.

{keywords}

Căn nhà của con trai nhường lại cho cha và mẹ kế

Sau khi điều trị xong vết thương ông đã ly dị vợ và sống đến có con với người vợ khác. Ông dùng số tiền đó ăn chơi phung phí. Vợ mới của ông cũng có chồng tử nạn trong sự cố.

Sau nhiều ngày rong chơi cuối cùng không còn một xu dính túi, cặp vợ chồng này phải chui rúc trong căn nhà lụp xụp, đi bán vé số kiếm sống qua ngày.

Chúng tôi tìm đến ông để tìm hiểu sự tình. Hiện nay, ông và người vợ mới đã quay về chốn cũ sát cạnh nhà của người vợ cũ trước kia. Cả ông bà đều không còn bán vé số nữa mà vui với thú điền viên. Nhưng nói vui thú điền viên cho hoa mỹ chứ thật ra ông bà tận dụng những chỗ trống trong đám đất này để trồng trọt kiếm ăn.

Trần Chánh Nghĩa