Mỗi ngày Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận điều trị hàng chục ca viêm phần phụ rất nặng; nhiều trường hợp phải cắt cả hai vòi trứng và mất khả năng mang thai, sinh nở tự nhiên.

BS. Nguyễn Công Định - khoa Phụ BV Phụ sản Hà Nội cho biết, ở đây không hiếm bệnh nhân không thể bảo toàn hai vòi trứng (còn gọi vòi tử cung, hay ống dẫn trứng) do viêm nhiễm quá nặng. Đa số các chị nhập viện do những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới; đau dữ dội hơn khi đi lại, kèm sốt, nôn. Thăm khám lâm sàng cho thấy có nhiễm khuẩn nặng ở buồng trứng, vòi trứng và tử cung. Có trường hợp viêm nhiễm còn tạo thành khối dính lớn, gắn vòi trứng với buồng trứng, thậm chí kết dính với các tổ chức lân cận như ruột, khiến bệnh nhân đau đến mức không thể đi lại.

Một số bệnh nhân, thường còn rất trẻ, được phát hiện áp xe vòi trứng (tubo-ovarian abscess(TOA)- ổ vi trùng, mủ và dịch nằm trong ống dẫn trứng. Đây là các trường hợp dù được điều trị tích cực để thông ống dẫn trứng, vẫn khó bảo toàn chức năng làm mẹ sau này.

BS Định cho biết, bệnh nhân thường được điều trị nội khoa bằng kháng sinh liều cao, liên tục trong 7 - 10 ngày. Các trường hợp nặng sẽ buộc phải mổ để gỡ dính, mở thông vòi trứng, thậm chí cắt bỏ bộ phận này nếu cần. Hậu quả là, một số bệnh nhân chỉ có thể mang thai, sinh nở nhờ thụ tinh nhân tạo.

Sở dĩ viêm phần phụ diễn biến thành mạn tính và gây ra những di chứng nặng nề đến thế, theo BS.Định, là do các bệnh nhân này thiếu kiến thức về vệ sinh và an toàn tình dục, điều trị muộn hoặc không đúng cách. Ngoài ra, một lý do không thể thiếu là họ đã "rước bệnh" sau khi khám phụ khoa, sinh nở, đặt dụng cụ tử cung; đặc biệt là phá thai không an toàn tại cơ sở y tế thiếu tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi khi cung cấp dịch vụ.

BS. Định không loại trừ nguy cơ lây căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS khi khám chữa phụ khoa tại các cơ sở này.

Tìm phòng khám vô khuẩn: Khó - dễ

Theo báo cáo năm 2010 của Thanh tra Bộ Y tế, cơ quan này tiếp tục phát hiện nhiều cơ sở khám chữa sản phụ khoa không tuân thủ nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn. Có phòng thủ thuật, đoàn thanh tra phát hiện các dụng cụ sản khoa chỉ được ngâm trong hóa chất khử trùng qua loa rồi sấy khô trong lò nướng chứ không thực hiện việc hấp theo quy định của Bộ Y tế. Nhân viên vào ra bằng dép dơ bẩn, không đảm bảo vô trùng phòng bệnh. Chưa kể chất thải sau thủ thuật, khó có thể khẳng định là 100% được xử lý triệt để.

Một thực tế là, ngay ở bệnh viện, nơi nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn được áp dụng nghiêm ngặt nhất đối với từ nhân viên, dụng cụ, các bề mặt ở tủ đựng đồ, phòng ốc (đặc biệt phòng mổ) đến chất thải, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn hiện hữu do tình trạng quá tải nặng nề; mật độ người đến - đi dày đặc. PGS.TS Lê Hoàng Ninh - Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho biết tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 600.000 trường hợp bị nhiễm khuẩn bệnh viện, trên tổng số 7,5 triệu bệnh nhân nhập viện/năm.

Ba loại nhiễm trùng bệnh viện phổ biến là nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa và nhiễm trùng vết mổ (trong đó có các can thiệp xâm lấn vào cơ thể như thủ thuật sản phụ khoa). Trong khi đó, từ cuối năm 2010 đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc tại các quốc gia Âu, Mỹ, Việt Nam... gây nên tình trạng nhiễm khuẩn hết sức nghiêm trọng.


"Chọn mặt gửi vàng"

Những tưởng việc tìm phòng khám thực sự vô khuẩn và an toàn khó như "mò kim đáy bể" thì trên thực tế, hệ thống 10 phòng khám sản phụ khoa – kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn quốc tế (đặc biệt là về tiêu chuẩn vô trùng) đã có mặt ở Việt Nam cách đây nhiều năm.

Mạng lưới 10 phòng khám này có tên Marie Stopes International do tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Anh quốc, thiết lập và vận hành. Với sứ mệnh góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản cho người dân Việt Nam, các phòng khám Marie Stopes hiện đang hoạt động tại 9 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ phục vụ chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với phương châm chất lượng, thân thiện và coi khách hàng làm trọng tâm.
chen anh
Giám đốc phòng khám Marie Stopes International ở thành phố Vinh, Nghệ An, BS. Nguyễn Văn Nam cho biết: “để đảm bảo thương hiệu quốc tế MSI, các phòng khám trong hệ thống Marie Stopes International, ngoài việc đảm bảo tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn của Bộ Y tế còn thực hiện nhiều quy định nghiêm ngặt khác của nội bộ tổ chức Marie Stopes Toàn cầu, hoạt động tại 43 quốc gia trên toàn thế giới, những quy định về phòng chống nhiễm khuẩn mà hiếm cơ sở y tế nào ngoài mạng lưới có thể thực hiện.

Ví dụ:phòng khám luôn được giữ gìn sạch sẽ, không có rác thải và không có mùi thuốc khử khuẩn đặc trưng của cơ sở y tế. Toàn bộ dụng cụ khám chữa bệnh được gói riêng sử dụng cho từng khách hàng. Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ khám chữa, thực hiện quy tắc "không đụng chạm". Quy tắc "không đụng chạm", theo BS. Nam, giúp người bệnh tránh được tối đa khả năng lây nhiễm chéo từ dụng cụ, đồ vật "có khuẩn" hoặc từ người bệnh khác hoặc từ ngay chính nhân viên y tế.

Ngoài ra, các trang thiết bị trong phòng khám cũng được vệ sinh hàng ngày, không hề có bụi bám, mặt bàn khám được khử khuẩn sau mỗi khách hàng.


BS. Nam cũng cho biết, nhờ sự giám sát hỗ trợ hết sức nghêm ngặt và thường xuyên,của đội Giám sát Chất lượng lâm sàng, phòng khám của ông cũng như các phòng khám khác trong mạng lưới Marie Stopes International được thường xuyên cập nhật thông tin và đào tạo thực hiện "chuẩn MSI". Nhờ vậy, cán bộ y tế luôn đủ tâm và lực duy trì chất lượng của một thương hiệu đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam, phục vụ người Việt Nam.

  • Quảng Hiếu