- Mỗi năm cứ vào dịp cuối xuân, đầu hè khi thời tiết bắt đầu nóng hình ảnh những cây nhót trĩu quả, chín mọng màu đỏ au lại vẫy gọi khiến nhiều người nao lòng tiếc nuối “lại một mùa xuân nữa qua rồi”.

"Vườn nhỏ nhà em có của chua
Một hôm anh đến hỏi bông đùa
"Mùa xuân đã đến rồi em đó
Cây nhót nhà em có quả chưa?"

Nhà văn Tế Hanh đã từng có những cảm xúc như thế dành cho loài cây dân dã, thân thuộc bậc nhất của làng quê Việt.

Cái vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát cùng với dáng hình thon thon của quả nhót đã đi vào miền kí ức tuổi thơ của biết bao cô, cậu học trò nghèo.

Giàn nhót đang vào độ chín.

Nhót là loài cây dẻo dai, thân cây mảnh dẻ mọc thành giàn. Người dân nông thôn thường trồng ở vườn hoặc ngay trước sân nhà. Chịu bao giá lạnh của mùa đông, cây nhót vẫn dẻo dai chờ đợi mùa xuân đến để đâm chồi nảy lộc, để trổ hoa trắng sáng rực cả góc sân nhà. Những chùm hoa li ti màu trắng muốt được gió xuân mơn trớn, được nắng xuân sưởi ấm đã dần kết thành những quả nhót nhỏ xíu, màu xanh trông rất đáng yêu. Từ khi còn khoác chiếc áo xanh cây nhót đã trở thành “vị’’ của làng quê Việt Nam với vẻ đẹp thuần khiết, chân chất khiến cho bất cứ ai đi xa quê cũng phải nhớ về.
Thắp sáng cả một góc vườn

Chỉ khoảng 2 tuần sau khi kết thành quả, nhót lại nhanh chóng khoác cho mình một bộ áo mới màu đỏ mọng, từng chùm quả xanh dần chuyển thành màu vàng rồi cuối cùng thành màu đỏ tươi. Cứ thế, giàn nhót chín đỏ rực cả một góc vườn. Dưới những tán lá xanh là cả nghìn ngọn đèn “quả nhót’’ thắp sáng.
Quả nhót bắt đầu thay áo mới.

Người dân vùng quê không quên hái những quả nhót to nhất, ngon nhất đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên. Còn lũ học trò nghèo thì thậm thụt trao những túi nhót chín đỏ vào tay nhau như một lời chia tay với mùa xuân để bước vào mùa hè – mùa sôi động – mùa thi.
Óng ả mời gọi...
Những quả nhót chín mọng làm mê mẩn các cô gái mới lớn.
Mẹt quà dân dã mà nổi bật giữa phố.
Huệ Bạch