Những trường hợp nghiện sex do ảnh hưởng của mạng internet không phải
hiếm. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trung bình mỗi tuần khoa T4, Viện Sức khỏe tâm thần
tiếp nhận 2-3 trường hợp là nạn nhân của game đến điều trị, trong đó nhiều ca
nghiện game sex.
Ly dị chồng vì cứ làm 'chuyện ấy' là ốm
Hoảng hồn dân mạng thí nghiệm… thuốc kích dục nữ
Phụ nữ càng lớn tuổi càng 'sung'
Khi đã nghiện, các bệnh nhân đều mắc chứng loạn dục với đồ
vật/súc vật/trẻ em... Bên cạnh đó, cũng có trường hợp nghiện sex do lạm dụng
chất kích thích.
Sức tàn, lực kiệt vì làm "chuyện ấy"
Trong suốt quá trình trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, TS. Trần Hữu Bình, nguyên
Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần đã gặp không ít trường hợp nghiện sex rất oái
oăm. Đó là trường hợp của một đôi học sinh còn rất trẻ ở Hà Nội. Cả hai tình cờ
quen nhau qua mạng trong những trò chơi. Trong game, "chàng" xả thân cứu "nàng",
đổi lại cô bé đã tự nguyện hiến thân ở ngoài đời. Vở kịch "anh hùng cứu mỹ nhân"
từ trong thế giới ảo đã được cả hai đóng tiếp cùng nhau ngoài đời. Ban đầu cũng
chỉ là những lần hò hẹn thưa thớt giữa các tiết học. Rồi những giờ trốn tiết
tăng dần… Đến khi bố mẹ thấy con xin tiền đóng học thêm và tối xin ở lại nhà bạn
ôn thi quá nhiều mới đến lớp hỏi cô giáo. Lúc này họ mới ngã ngửa vì tình trạng
học tập của con.
Lặn lội đi tìm khắp nơi, cuối cùng họ cũng lôi được đôi "trai tài, gái sắc" ra
khỏi nhà nghỉ. Theo lời các nhân viên nhà nghỉ thì đôi bạn đã thuê nhà nghỉ từ
lâu và suốt ngày chỉ ở lì trong phòng và ăn uống rất ít, thi thoảng mới nhờ họ
gọi hộ một hộp cơm. Khi thăm khám, các bác sĩ không khỏi choáng váng khi biết
tần suất quan hệ của họ mỗi ngày. Cả hai cùng khai, suốt thời gian ở với nhau họ
chỉ làm "chuyện ấy". Mặc dù mệt nhưng trong đầu vẫn bị ám ảnh bởi những hình ảnh
trong game nên họ lại bị thôi thúc và quan hệ tình dục liên tục.
Đến khi gia đình bắt ép đưa vào bệnh viện, cả hai đã ở trong tình trạng sức khỏe
suy kiệt, gần như nằm bẹp. Thế nhưng biểu hiện cho thấy, cả hai vẫn còn ý muốn
được tiếp tục làm "chuyện ấy", TS. Bình cho biết.
Quá sợ hãi vì chồng làm chuyện ấy không biết chán, chị đã phải đưa chồng đi… cai. (Ảnh:minh họa) |
Thấy chị có vẻ khó nói, TS. Bình đoán chừng có lý do tế nhị nên để chị ngồi một lúc rồi bắt chuyện:
Cô đến khám gì? Thấy triệu chứng làm sao?
Người phụ nữ thấy vậy rụt rè: Bác sĩ ơi, bác khám cho chồng em với.
- Chồng cô bị làm sao? Muốn khám thì đưa vào đây.
Lúc này người phụ nữ mới dám mở lòng: Bác sĩ giúp em với không thì em chết mất…
Không hiểu sao gần đây chồng em rất khỏe trong chuyện chăn gối…
Bác sĩ nói vui: Khỏe thì càng tốt, vợ chồng càng hạnh phúc chứ.
Người phụ nữ nhăn nhó khổ sở: Nhưng mà khỏe quá mức chịu đựng của em. Bác sĩ
tính, ngày nào anh ấy cũng bắt em "chiều" 20 lần, có hôm cao điểm đến 30 lần.
Thế thì em sống sao nổi. Bác sĩ có cách gì hãm bớt lại cứu em với, không thì em
chết mất…
Sau đó người phụ nữ gọi chồng đang thập thò ngoài hành lang vào phòng khám. Lúc
này anh chồng mới khai thật là do dùng liên tục thuốc lắc nên lúc nào cũng hưng
phấn và có ham muốn trong chuyện ấy.
Nghiện game đến mức chỉ… muốn chết
Tương tự như bệnh nhân nghiện sex, những người bệnh nghiện game cũng do hậu quả
khi đắm chìm trong thế giới ảo trên internet. Theo TS. Bình, người nghiện game
có biểu hiện rối loạn cơ thể, tâm lý luôn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm. Đã có những
game thủ ham mê chơi đến độ kiệt sức và chết gục trên bàn phím.
Kể về một trong vô vàn trường hợp nghiện game khi vào bệnh viện điều trị, TS.
Bình trầm ngâm: Cậu bé Hùng, 16 tuổi ở Hải Phòng là một điển hình của một "con
nghiện game". Một năm trước, khi Hùng thi đậu vào trường chuyên có tiếng, bố mẹ
đã thưởng cho cậu một chiếc máy tính hiện đại với hi vọng con sẽ có phương tiện
học tốt hơn. Ai dè, kể từ khi có máy suốt ngày Hùng say mê với những trò chơi
trên mạng. Đang từ cậu bé nhanh nhẹn, cởi mở Hùng trở nên trầm tính và ít giao
tiếp với mọi người trong nhà. Mặc dù được bố mẹ tìm mọi cách khuyên nhủ hay ngăn
cấm nhưng Hùng không "cai" được cơn nghiện mà tính tình ngày càng thay đổi. Chỉ
đến khi Hùng kiệt sức do mải chơi đến quên ăn, quên ngủ thì bố mẹ cậu mới thực
hiện được việc tách Hùng ra khỏi màn hình máy tính.
Khi vào viện, Hùng suy sụp cả về tâm lý lẫn cơ thể: Do thời gian dài không ăn
uống nên cậu bé bị trụy tim, hạ huyết áp và mắc hội chứng trầm cảm, lo âu… đến
mức Hùng một mực đòi chết. Hùng cho biết cậu thấy mệt mỏi, tâm lý chán chường
nên không thiết sống.
TS. Bình lý giải, những hậu quả của nghiện game vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ
bản thân những người này bị ảnh hưởng, rối loạn sức khỏe, tâm lý mà sự ảnh hưởng
còn mang tính xã hội. Người nghiện game thường có tâm lý lo âu, hoảng sợ do sống
trong thế giới của ảo giác dẫn đến những thay đổi cách ứng xử với các thành viên
trong gia đình. Ngoài ra, những người nghiện game do khao khát trở thành game
thủ nên tìm mọi cách để có tiền chơi game, thậm chí là giết người. Họ còn mang
cả thế giới trong game ra ngoài đời bằng việc lập ra những "băng đảng" đe dọa sự
an toàn của cộng đồng…
(Theo PL&XH)
(Tên nhân vật đã được thay đổi)