Khi mẹ của cô bị chẩn đoán ung thư vú lần thứ hai vào năm 2009, Nancy Borowick, khi đó là một sinh viên tại trung tâm ảnh quốc tế, đã quyết định sẽ ghi lại những gì mà mẹ cô trải qua.

“Việc ghi lại hình ảnh của mẹ trong suốt quá trình điều trị sẽ cho tôi có cơ hội dành nhiều thời gian hơn bên mẹ”, cô sinh viên giờ đã 26 tuổi nói. “Tôi thực sự muốn ở bên mẹ khi bà trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình điều trị để phục hồi, để chia sẻ những cảm xúc cùng với mẹ”.



Cô sinh viên theo nghề ảnh đã tập hợp những bức ảnh của cô trong tập album ảnh mang tên “Món tráng miệng đầu tiên”, trong đó có cả các ảnh động và file video với giọng nói của cha mẹ cô. “Tôi nhận thấy quan hệ của mẹ tôi với ba bắt đầu thay đổi và tôi muốn ghi lại điều đó. Kết quả chẩn đoán thực sự là một bài kiểm tra đối với tình cảm của họ, và sự thực là, qua đó mối quan hệ của hai người dường như lại gắn bó và bền chặt hơn”.



Cô sinh viên ảnh nhận thấy các dự án truyền thông về bệnh ung thư vú thường không có tiếng nói của người đàn ông. “Tôi chưa từng nghe thấy những tiếng nói của người chồng, người cha hay người bạn đồng nghiệp của một người phụ nữ đang phải trải qua đợt điều trị căn bệnh ung thư. Nghe tiếng nói của cha, trải nghiệm của cha, nghe cha nói về mẹ tôi, họ đã cưới nhau hơn 30 năm, tôi cảm thấy xúc động về những cảm nghĩ của cha đối với mẹ và cách cha diễn đạt tình cảm, cảm xúc của mình”. Điều đó giúp ích rất nhiều cho sự tiến triển của mẹ tôi.



Để cân bằng giữa công việc của một người thợ ảnh và một người con gái là một thử thách đối với cô Borowick trong suốt quá trình trải nghiệm này. Borowick thừa nhận cô đã không chụp những bức ảnh trong một vài tình huống có thể là quan trọng đối với dự án của mình bởi vì cô nhận thấy không thể làm như vậy. Vào một lần đến thăm, cô nhận thấy mẹ cô đang mệt mỏi vì đợt điều trị và cô đã quyết định bỏ máy ảnh sang một bên. Trong tiềm thức tôi là một người thợ ảnh và cầm máy ảnh lên để chụp, song khi tôi chuẩn bị chụp, tôi chợt nhớ ra rằng đó là mẹ tôi. Bà không chỉ là chủ thể của khuôn hình, mà còn là mẹ, là người bạn, là cuộc sống của tôi. Tôi chỉ nghĩ lúc đó tôi cần phải là con gái của bà ấy.



Báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết khoảng 23.0480 trường hợp ung thư vú mới tấn công người phụ nữ Mỹ trong năm 2011. Trong đó 39520 người sẽ chết vì căn bệnh này, đối với những người sống sót, 10-20% sẽ phải điều trị thường xuyên căn bệnh này.

Hy vọng của mẹ tôi là qua dự án này, người ta sẽ thấy một câu chuyện thật về một người phụ nữ bị ung thư vú, một gia đình trải qua ung thư vú. Và có thể theo một cách nào đấy, hãy giúp đỡ họ khi họ đang phải cố gắng, chống chọi và thể hiện cảm xúc với những gì đang trải qua.



Ngọc Hà (Theo Time)