Cháu nhớ là ngày cháu còn học cấp 3 vẫn hay thích đọc những mẩu truyện cô viết trên báo. Cho đến hôm nay cháu mới giật mình khi đọc bài viết "Kì lạ những phụ nữ hãnh diện vì được trai bao" của cô.
Đến bây giờ cháu vẫn mông lung liệu "nhà văn" có phải là người được quyền nghĩ gì viết nấy không?! Cháu thiết nghĩ việc nhà văn đưa những suy nghĩ phiến diện của mình lên báo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ của độc giả không khác gì Ngọc Trinh phát ngôn bừa bãi trên báo đâu ạ.
Phát ngôn của Ngọc Trinh đang dấy lên cuộc tranh luận xã hội về "gái bao" và "sống bám" |
Cháu không bênh Ngọc Trinh nhưng cháu đã có 1 người bạn làm cái nghề mà cô gọi là "gái điếm mạt hạng" rồi. Không phải người ta cứ làm cái nghề đó là mọi người có quyền phủ nhận nhân cách của người ta đâu cô ạ.
Chuyện Ngọc Trinh phát ngôn trên báo mà làm ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ trẻ thì cháu nghĩ cô lo hơi xa rồi bởi giời trẻ giờ họ khôn lắm. Không phải bạ đâu họ học đấy đâu. Bởi thế mà khi có người có những hành động đi trái với luân thường đạo lí thì ngay lập tức bị các bạn "ném gạch".
Cháu và cô bạn cháu kể trên đều bằng tuổi Ngọc Trinh chơi với nhau cùn một nhóm nhưng bản thân cháu và các bạn khác đều không bị ảnh hưởng gì từ cái "nghề" của bạn ấy. Đơn giản vì bọn cháu được giáo dục để nhận biết đúng sai, biết cái gì đáng tiếp nhận và không đáng, biết trân trọng những tốt đẹp của người khác thay vì xâu xé khi người ta phát ngôn ra những điều mà mình không ưa.
Cô và các mẹ hãy đừng lo và đừng xem nhẹ sự miễn dịch của giới trẻ!
Độc giả Vũ Dung
Tiền chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để có hạnh phúc! Qua bài viết của Trang Hạ “Kỳ lạ những phụ nữ hãnh diện vì được trai bao” được rất nhiều độc giả ở nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau bàn
luận và tranh luận khá sôi nổi, tôi cũng muốn góp một tiếng nói để bày tỏ cách
nhìn của cá nhân mình về vấn đề này.
Tôi là một cô gái trẻ thuộc thế hệ 8X đời cuối, sống trong một xã hội năng động và nhộn nhịp. Trong cái vòng quay tất bật ở một thành phố lớn của một đất nước đang trên đà công nghiệp hóa, tôi tiếp xúc với nhiều loại người, ai ai cũng có thể nói lời hay ý đẹp, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng hầu hết chúng ta đều chịu sự chi phối của đồng tiền ở các mức độ khác nhau bởi không ai có thể sống được khi không có tiền. Chúng ta chỉ có thể lên án những suy đồi về mặt đạo đức của một bộ phận những người trẻ chạy theo đồng tiền khi mà chúng ta chưa thực sự sống trong thiếu thốn. Tôi tin rằng, nếu tự mình có thể kiếm ra nhiều tiền phục vụ cho cuộc sống của mình thì chẳng ai muốn bước vào con đường đầy rẫy rủi ro, bấp bênh để kiếm tiền trong sự hắt hủi, miệt thị của người đời cả. Tôi còn trẻ và tôi hiểu được cách suy nghĩ của người trẻ. Thử hỏi tất cả mọi người xem, có ai không muốn một cuộc sống sung sướng, chỉ ăn – ngủ - vui chơi – mua sắm? Ai không muốn mình có một cái thẻ vàng dùng mãi không hết tiền? Nhu cầu đó ở con người là như nhau, chỉ có con đường mà mỗi người chọn lựa khác nhau mà thôi. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những tờ giấy bạc trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Tiền có tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống của chúng ta, nó là điều kiện cần để có hạnh phúc, tuy nhiên chỉ với tiền thì không thể trở thành điều kiện đủ cho hạnh phúc được. Có nhiều cách để kiếm tiền và có nhiều cách để có hạnh phúc. Con người chỉ thấy đủ khi người ta biết đủ. Làm ra 10 triệu thì chỉ nên dùng 9 triệu thôi, nếu làm ra 9 triệu nhưng lại muốn dùng hàng ngàn đô-la thì mãi mãi cảm thấy thiếu thốn là dễ hiểu.
|