Đôi
khi Nam thấy đau khổ vì cuộc sống của mình, nhưng em không tuyệt vọng. Đối với
em cuộc sống vẫn luôn tuyệt vời, dù em đã trải qua những chuyện có thể nhiều
người chưa từng tưởng tượng được.
Mọi người nghĩ đồng tính là bị bệnh
Giống như nhiều cậu con trai khác, Nam (đường Minh Khai – Hà Nội) có một ngoại
hình cao lớn và khuôn mặt nam tính. Đi ngoài đường em có thể chìm trong đám đông
như bất kỳ cậu con trai nào khác, nhưng chỉ có một điểm khác biệt ở em, Nam yêu
con trai chứ không yêu con gái.
Nam là một người đồng tính.
Khi mới nhận biết về giới tính của mình, Nam rất bất ngờ và bối rối. Những lo
lắng đó đã trở thành sự thật khi những biểu hiện về giới tính của Nam khác với
những bạn trai khác khiến mọi người để ý.
Nam hồi tưởng lại những ngày tháng thời thơ ấu vất vả của mình và kể với một giọng xúc động: “Các bạn để ý cách cư xử của mình, trêu mình, tìm cách để làm cho mình tức giận. Họ cảm thấy đấy là trò vui của họ, họ chửi bới mình bằng những câu thậm tệ, kể cả những câu mà họ cũng chưa biết nghĩa. Họ cứ nói vì họ cần nước mắt của em, cần sự tức giận của em”.
Những ngày tháng khó khăn ấy đã khiến em bị tổn thương sâu
sắc, em khép mình lại, chơi với rất ít bạn bè và trở nên dữ dằn, sẵn sàng xù
lông nhím chống chọi với những người xung quanh. “Đứa nào dám động đến em là em
đánh ngay”, Nam vừa kể vừa bật cười.
Không chỉ bị nhiều bạn bè và những người lạ kỳ thị, Nam còn gặp sự kỳ thị từ
chính gia đình mình. “Khoảng đầu năm lớp 10, khi em đưa người yêu về nhà thì bị
bố phát hiện". Nam nhớ lại những ngày đó với ánh mắt hoang mang: “Bố em rất
buồn. Lần đầu tiên em nhìn thấy ông ấy khóc”.
“Rồi bố em cắt hết quần áo của em, cho người đưa đón em đi học rồi về nhà, cấm
tuyệt đối đi chơi. Rồi mẹ còn hỏi em là sao mày lại bị cái bệnh này, có cần tao
đưa vào bác sĩ hay không hay tao đưa mày vào trại tâm thần…”. Nam tiếp tục
kể với giọng ngập ngừng pha chút run run, ánh mắt em trở nên nhòe nhoẹt. Dường
như những kí ức về những ngày tháng ấy vẫn luôn làm em cảm thấy đau đớn. “Ngay
cả chị em – một người có thể giúp được em cũng không biết em là người đồng tính
bẩm sinh hay do trong tuổi dậy thì em bị lệch lạc, chị ấy vẫn hỏi em có cần uống
hoocmon nam không để chị mua”, Nam chia sẻ.
Nam tiếp tục dòng hồi ức của mình với những câu nói ám ảnh Nam đến tận bây giờ,
bố Nam nói: “Nếu một thằng con trai mà không ra dáng một thằng con trai thì mày
không xứng đáng ngước mặt lên nhìn xã hội này. Mọi người sẽ khinh bỉ mày”. Còn
mẹ thì bảo: “Con trai không ra con trai, con gái không ra con gái, mày sống cái
kiểu gì để bố mẹ không ngước mặt lên nhìn anh chị em bạn bè được”.
Bố Nam bắt em lên ngủ trên phòng thờ ở trên cùng căn nhà,
không đổ mái và chỉ được lợp một lớp tôn mỏng. Trời nắng thì nóng như thiêu đốt
mà chỉ có một chiếc quạt nhỏ. Còn trời mưa thì nước dột trúng giữa giường, căn
phòng ẩm thấp, kín như bưng và bẩn thỉu. Nam vẫn làm tất cả những thứ bố yêu cầu
chỉ để chứng minh rằng Nam là một thằng con trai đích thực, vì bố Nam đã từng
nói: Con trai mà không chịu được khổ cực thì sẽ không thể trở thành một người
đàn ông được. Nam cố gắng để có thể khiến bố hiểu mình hơn, hiểu về tình cảm, xu
hướng của em, nhưng đến hiện tại bố Nam vẫn chưa chấp nhận em. Đó cũng là điều
khiến Nam buồn khổ nhất, mỗi khi nhắc đến bố, giọng nói của em đều chứa đầy sự
day dứt.
Và chính em cũng từ chối em
Những lúc cảm thấy cuộc sống quá kinh khủng, Nam giải tỏa bằng nhiều cách tiêu
cực, em rạch tay, bấm lỗ tai, tìm mọi cách trấn an bằng máu. “Em rạch tay khoảng
chục lần. Em không rạch lung tung mà viết theo chữ, chữ nhiều nhất của em có
khoảng hơn hai mươi vạch. Em rạch cả hai bên tay, cả ở chân nữa. Mỗi chữ đều có
một ý nghĩa riêng ở từng thời điểm khác nhau”, Nam bình thản kể.
|
Chữ "Quên" được Nam rạch lên tay và chụp lại để nhắc mình phải quên đi những chuyện buồn. |
Dường như khi nỗi đau tinh thần quá lớn, những đau đớn về thể
xác không còn đáng kể với em nữa. Nam tự hành hạ bản thân mình và lấy đó làm
cách giải tỏa cho những tổn thương về tinh thần và những ức chế tích tụ lâu
ngày. Tôi thấy xót xa khi nhìn hai cánh tay đầy vết sẹo trắng mờ mờ với những
chữ nguệch ngoạc: “Cười”, “Khóc”,…
Khi mới nhận ra xu hướng tình dục của mình, Nam cũng dằn vặt và nghĩ rằng đó là
sự lệch lạc. Em không cho mình suy nghĩ đến bất kì chuyện gì liên quan đến
chuyện giới tính của mình, em trêu chọc các bạn gái, chơi với các bạn trai nhiều
hơn, nghịch ngợm nhiều hơn. Nhưng càng lớn lên em càng nhận ra mình không thể
chối bỏ bản thân mình. Dù không thể chối bỏ giới tính của mình, nhưng em cũng
không chấp nhận nó hoàn toàn, không mong muốn nó. “Em cảm thấy mình khác người
quá, mình không giống người ta, mình khác họ và kém họ rất nhiều”, Nam cúi mặt
xuống, nhìn chăm chú vào cốc nước và run run nói.
Lâm Lâm
(còn tiếp)
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.