Sau một tháng chào đời, các con của Trần Thị Tình ở Đồng Tháp bú khỏe, tăng cân. Khi lọt lòng các bé chỉ nặng lần lượt 1,5kg, 1,2kg, 1,7kg, 1,6kg thì nay, bé nhỏ nhất đã tăng lên được 1,6kg; bé nặng nhất thêm 2kg.


Tất bật chăm... 4 con mọn

Nếu như người ta ví con cái là của để dành, là của “trời cho” hay là “lãi nhất” của người phụ nữ trong đời thì chị Trần Thị Tình ở Đồng Tháp là người phụ nữ vô cùng may mắn. Chị đã làm được điều mà hiếm người phụ nữ nào trên thế giới làm được. Y văn trên thế giới đã xác nhận: sinh tự nhiên 4 con chỉ chiếm 1/700.000 ca sinh sản.

Nhưng vui bao nhiêu chị Tình lại lo bấy nhiêu vì việc chăm sóc, nuôi dưỡng 4 trẻ sơ sinh không phải là chuyện đơn giản, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, neo người như gia đình chị.



Chị tâm sự, ngày mới mang thai, đi siêu âm biết mình mang tới tận 4 thai nhi, hạnh phúc, mừng rỡ nhiều song chị cũng hình dung ra cảnh phải chăm sóc nuôi dưỡng 4 em bé như thế nào. Đã làm mẹ của 2 đứa con, hơn ai hết, chị hiểu nỗi vất vả này. Lúc ấy, chị đã tính bỏ thai đi. Nhưng bàn bạc, tính tới tính lui với chồng và mẹ chồng mãi, cuối cùng chị quyết định giữ lại cái thai với hy vọng “sinh con - sinh của”.

Từ ngày chị sinh, anh Đồng, chồng chị đã phải nghỉ làm thuê để ở nhà cùng chị chăm sóc các con. Từ sáng đến đêm, anh chị cứ quần quật với công việc chăm bẵm từ cho ăn, thay tã lót, tắm rửa ... Bận rộn nhất có lẽ là việc cho các con ăn. Mỗi ngày khoảng 8 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng, chỉ lo cho 4 con đủ số bữa ăn này cũng đã thấy hết ngày và cũng đủ làm anh chị “chóng mặt”. Nhưng chăm sóc trẻ em, việc ăn uống là quan trọng nhất nên dẫu bận, mất thời gian và mệt mỏi đến mấy, anh chị cũng phải cố gắng bảo đảm cho 4 bé, đặc biệt là trong hoàn cảnh các con đều sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Vì các bác sĩ đã dặn, cố gắng cho trẻ thiếu tháng ăn đủ bữa thì trọng lượng của các em sẽ tăng nhanh hơn từ đó, sức khỏe cũng tốt hơn.
 
Sữa tặng 1 năm

Nói đến chuyện cho các con ăn lại nghĩ đến chuyện nuôi con bằng sữa mẹ của chị. Vốn đã vất vả vì neo người, thiếu thời gian..., anh chị lại càng vất vả hơn khi sữa của chị không đủ để cho 4 bé bú. Thế là chị đành dành số sữa ít ỏi đó cho em bé nhẹ cân nhất, yếu nhất bú. Còn lại, các bé phải ăn sữa ngoài. Mà ăn sữa ngoài, phải pha sữa, rửa bình... rất lích kích chứ không đơn giản như nuôi bằng sữa mẹ, con đói mẹ cho bú ngay, không mất nhiều thời gian vào những việc lặt vặt. Vì vậy, đã bận anh chị lại càng bận hơn.

Anh Đồng nhận tài trợ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam

Kể đến đây, chị Tình xúc động: “Nhân đây, tôi rất muốn cảm ơn Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam vì đã tài trợ miễn phí cho 4 con của tôi sữa Physiolac trong vòng 1 năm. Nếu không có nghĩa cử này thì thật sự vợ chồng tôi không biết làm thế nào để lo cho 4 đứa trẻ”.  

Đây cũng là khó khăn thứ hai mà chị Tình muốn nói đến và đã hình dung ra ngay từ khi mang thai. Vợ chồng chị, chẳng người nào có nghề nghiệp ổn định, chỉ trông vào việc người ta thuê mướn để sống. Mà trông vào việc làm thuê, thu nhập của anh chị thất thường dẫn đến cuộc sống bấp bênh, nghèo khó, việc nuôi 6 đứa con càng chật vật hơn. Chị bảo: “Biết làm thế nào được. Thế cho nên tôi mới càng biết ơn Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam đã tài trợ sữa Physiolac cho các con tôi”.

Bây giờ, các bé sinh 4 của chị Tình đã bú khỏe và tăng cân. Nếu khi sinh các bé chỉ nặng lần lượt 1,5kg, 1,2kg, 1,7kg, 1,6kg thì hiện nay, sau một tháng chào đời, bé nhỏ nhất đã tăng lên được 1,6kg, còn bé nặng nhất được 2kg. Chị Tình kể: “Từ chỗ chỉ ăn 7ml/bữa/bé. Bây giờ các bé đã ăn trung bình từ 30 – 40ml sữa/bữa/bé. Thật là vui!”.

Chị Tình chia sẻ thêm: “Dù khó khăn thế nào nhưng thấy các bé tăng cân như vậy thì vợ chồng tôi thấy hạnh phúc lắm rồi. Đó cũng là sự bù đắp của 4 bé đối với vợ chồng tôi”.

Xuân Bách