Những năm gần đây, tại Mỹ, collagen type 2 không biến tính đã mang lại một bước tiến mới trong điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Sụn - Lớp đệm quan trọng của khớp
Có thể ví von rằng bộ xương là “công trình kiến trúc” hoàn hảo và kỳ diệu nhất.
Trên cơ thể người có trên 200 xương các loại và được “nối kết” với nhau bằng các
khớp ở vị trí mỗi đầu xương. Trong vai trò cấu trúc cơ thể, xương là bộ khung,
còn cơ chế hoạt động của bộ khung này là do các khớp “phụ trách”.
Đau nhức là triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp |
Trong cấu tạo khớp, sụn là thành phần vô cùng quan trọng đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, ngăn các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau để khớp vận động trơn tru, mang lại cho cơ thể chúng ta những cử động nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, khéo léo hay linh hoạt. Sụn khớp còn có tác dụng hấp thu, giảm lực tác động lên đầu xương giúp bảo vệ xương.
Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản. Tế bào sụn: không có khả năng sinh sản và tái tạo sau tuổi trưởng thành, không có tế bào mới thay thế khi chết đi. Chất căn bản (chất nền) có thành phần quan trọng bậc nhất là Collagen Type 2.
Mặc dù rất quan trọng nhưng sụn khớp lại không chứa mạch máu hay dây thần
kinh nên không được máu nuôi trực tiếp mà chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ
tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái
hóa âm thầm theo thời gian mà không có nhiều dấu hiệu báo trước.
Sụn khớp bị thoái hóa theo thời gian
Collagen Type 2 chiếm đến 90% các sợi Collagen có trong chất căn bản của sụn
khớp, giúp định hình cấu trúc mô sụn, từ đó giúp sụn tăng độ bền, độ đàn hồi,
tăng tính dẻo dai.
Quá trình lão hóa dẫn đến mạng lưới các sợi Collagen này ngày càng cứng lại và
bị tổn thương. Mức độ tổn thương ngày một nghiêm trọng hơn, tiến triển sâu dần
vào trong lớp sụn và lan rộng về diện tích. Bề mặt sụn khớp dần trở nên xù xì,
thoái hóa khớp bắt đầu.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sụn có thể bị mòn và mỏng đến mức
không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến khe khớp bị hẹp, xương bị cọ xát,
thậm chí bào mòn lẫn nhau khi cử động khiến người bệnh đau đớn và vận động khó
khăn.
Hơn nữa, khi sụn bị hư tổn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách mọc ra các đầu xương
hay còn gọi là gai xương tại nhiều vị trí như: gai cột sống cổ, gai cột sống
lưng, gai đầu gối... Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau đớn trong các bệnh lý
về khớp, đồng thời khiến khớp bị biến dạng.
Khi khớp bị thoái hóa, mạng lưới Collagen bị tổn thương khiến cấu trúc sụn khớp mất tính bền vững, dễ biến dạng. |
Bước tiến mới trong phòng ngừa và điều trị
(* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)
- Đăng Khoa