- Trong lúc hỏa hoạn, tử vong thường là do bị ngạt khí, vì vậy, điều đầy tiên các nạn nhân phải tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian nhiều khói, gây ngạt.

Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Tin mới nhất vụ cháy chung cư quận 8 Carina Plaza. Hàng trăm người mắc kẹt kêu cứu. 13 người chết trong vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP. HCM).

Video: Cảnh sát PCCC hướng dẫn người dân thoát nạn khi có cháy ở chung cư 

Các đám cháy liên tục ở chung cư cao tầng ở HN cho thấy công tác PCCC ở các chung cư hiện đang nhiều bất cập. Mỗi cá nhân nên trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn PCCC để tự cứu mình cũng như người xung quanh.

1. Khi phát hiện có cháy, việc đầu tiên bạn phải bình tĩnh để xử lý và nhanh chóng tìm giải pháp “dập lửa, thoát hiểm” bằng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước... để dập tắt đám cháy. Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập tắt, phải nhanh chóng nghĩ đến phương án thoát hiểm. 

Bạn ngay lập tức ấn chuông báo động tòa nhà; hô hào thông báo cho mọi người biết có cháy trên đường thoát hiểm; gọi 114 thông báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC.

{keywords}
Cháy tại chung cư Xa La đêm 11/10 khiến nhiều người lo ngại về công tác PCCC ở các chung cư

2. Với trường hợp đám cháy không xuất hiện ở phòng, tầng của mình. Việc đầu tiên các bạn cần phải làm là xác định vị trí của ngọn lửa và nguồn khói. Trong trường hợp luồng khói từ trên cao, hoặc ngay trong tầng của bạn, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Không sử dụng thang máy là khuyến cáo trong các trường hợp hỏa hoạn.

Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng, vì di chuyển trong môi trường dày đặc khói quá lâu sẽ khiến bạn gục ngã trước khi thoát. Nhiều tòa nhà luôn khóa cửa ở tầng thượng thì không nên di chuyển lên trên bởi nếu lối thang bộ bị nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên.

3. Trong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh…Lúc di chuyển bạn phải cúi thấp xuống hoặc trườn, bò.

 

{keywords}
Cách di chuyển đúng để tránh hít phải khói

Bạn nên dùng khăn có tẩm nước để bịt mũi miệng để tránh hít phải khói gây ngạt. Trong quá trình này, bạn dùng tay sờ vào một bên tường để tìm đường thoát.

Cụ thể, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng.

Nếu bị cay mắt do khói không quan sát được, dùng chân đưa ra trước để dò đường. 

4. Khi ngoài cửa căn hộ đã bị bao vây bởi lửa không thể thoát ra ngoài, bạn nên nhanh chóng thoát ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng; dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống; chỉ cần xuống dưới tầng bị cháy rồi từ đó dùng thang bộ đi xuống nơi an toàn.

 

{keywords}
Lúc xảy ra hỏa hoạn tuyệt đối không dùng thang máy

Trường hợp không thể thoát xuống tầng dưới nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất là phương pháp cực kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài, đứng ở ban công dùng mũ, quần áo, còi, hô hoán... để vẫy, báo động cho lực lượng cứu hộ.

5. Khi gặp nạn:

- Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.

 

{keywords}
Cách sử dụng bình chữa cháy

- Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.

- Khi một người có dấu hiệu bị ngạt khói, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có khói quá dày đặc. Sau đó, tìm cách làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo. Nếu bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy.

- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.

Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy:

Ngoài ra, độc giả Trần Minh cũng chia sẻ với VietNamNet một trong những cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy. Bài viết là kinh nghiệm thực tế từng cứu sống 4 người trong gia đình khỏi vụ hỏa hoạn của anh Trần Minh.

1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh.

2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói, không phải do lửa nóng.

3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng.

4) Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vì vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng.

- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: Dụng cụ cứu nạn ở đây chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.

Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc.

Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

- Đối với cửa sổ, bạn để một khe thoáng phía trên khoảng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc ra ngoài trời.

- Đối với ban công, bạn dựng tấm nệm sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

Ảnh minh họa cho phần bài viết:

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 


Bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy, hai mẹ con hoảng loạn

Bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy, hai mẹ con hoảng loạn

Vừa vào nhà tắm và vệ sinh cá nhân cho con trai mình, người mẹ vô cùng hoảng sợ khi chiếc bình nóng lạnh bất ngờ cháy.

Tiếng khóc vỡ òa của cậu bé 6 tuổi mắc kẹt trong tòa nhà bốc cháy

Tiếng khóc vỡ òa của cậu bé 6 tuổi mắc kẹt trong tòa nhà bốc cháy

Anh di chuyển đến tầng 23 để gõ cửa từng căn hộ, tìm người mắc kẹt. Bỗng nhiên tại một căn hộ phía cuối hành lang, một cậu bé khoảng 6 tuổi bỗng chạy ra ôm chầm lấy anh. Em hét lớn: “Cháu được cứu rồi”. 

'Người mẹ ngất xỉu vì 4 con gào khóc trong đám cháy ám ảnh chúng tôi'

'Người mẹ ngất xỉu vì 4 con gào khóc trong đám cháy ám ảnh chúng tôi'

Phát hiện các con bị khóa trái trong căn nhà bốc cháy, người cha lao vào cứu con. Người mẹ gào khóc rồi ngất xỉu trong tay hàng xóm. Cảnh tượng đó đã ám ảnh những người lính cứu hỏa mãi nhiều năm về sau.

Thanh Hải