- Người Việt nếu muốn quan sát trận mưa sao băng cuối cùng trong năm thì nên chọn thời điểm đêm 13 và rạng sáng ngày 14 vì đây là cực điểm của hiện tượng này; hoặc một lựa chọn khác là vào đêm 12 và rạng sáng ngày 13.

Người Việt ngắm siêu trăng thế kỷ ở đâu rõ nhất?

Ngày hôm nay (14/11) người yêu thiên văn khắp thế giới sẽ được chiêm ngưỡng siêu mặt trăng lớn nhất trong vòng 70 năm trở lại đây. Tuy nhiên, bạn đã biết ngắm siêu trăng ở đâu là rõ nhất?

Theo cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ NASA, mưa sao băng Geminids sẽ đạt cực điểm từ ngày 12/12 đến 15/12, và người yêu thiên văn không cần bất cứ dụng cụ gì hỗ trợ để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

{keywords}

Geminids luôn đứng đầu các trận mưa sao băng của năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất của nó.

Mưa sao băng Geminids xuất hiện hàng năm và năm nay đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm với tần suất khoảng 100 vệt/giờ. Một số nơi quan sát tốt hơn có thể trông thấy 120-160 vệt/giờ.

Các nhà khoa học cho biết, nơi quan sát mưa sao băng tuyệt nhất là những khoảng không rộng lớn, xa ánh sáng đèn điện. Thời gian tốt nhất để ngắm mưa sao băng là vào khoảng 2 giờ sáng các ngày từ 12-15/12.

{keywords}

Bạn có thể quan sát mưa sao băng Geminids bằng mắt thường

{keywords}

Chòm sao Song Tử - Gemini là tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng vì vậy muốn quan sát mưa sao băng Geminids bạn chỉ cần xác định hướng của chòm Song Tử.

Trên Zing News, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn (chủ tịch Hội Thiên văn Trẻ Việt Nam, VACA) cũng lưu ý rằng thời điểm mưa sao băng cực đại lại trùng với dịp trăng rằm nên nhiều người có thể gặp khó khăn khi quan sát sao băng.

"Ánh sáng mặt trăng có thể gây lóa và che lấp một lượng lớn sao băng khiến cho số lượng thực tế có thể quan sát đã giảm đáng kể, ngay cả khi thời tiết lý tưởng và không có ô nhiễm khí quyển", ông Sơn lý giải.

Do vậy, ông Sơn khuyên rằng người Việt Nam nếu muốn quan sát trận mưa sao băng cuối cùng trong năm thì nên chọn thời điểm đêm 13 và rạng sáng ngày 14 vì đây là cực điểm của hiện tượng này; hoặc một lựa chọn khác là vào đêm 12 và rạng sáng ngày 13.

Mưa sao băng tháng 12 này được đặt tên là mưa sao băng Geminids bởi chòm sao Song Tử - Gemini là tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng. 

Chòm Song Tử nằm ở hướng đông vào lúc nửa đêm, sau đó lên đỉnh đầu vào 1h sáng và đi dần về bầu trời phía tây. Vì vậy, muốn quan sát mưa sao băng Geminids bạn chỉ cần hướng mắt về phía chòm sao Gemini.

Mưa sao băng Geminids có nguồn gốc từ vật thể 3.200 Phaethon (là một tiểu hành tinh vành đai chính có quỹ đạo bất thường bay gần Mặt Trời hơn các tiểu hành tinh đã được đặt tên khác). 

Giới khoa học tin rằng vật thể này chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình và bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài.

Kim Minh (Theo Mirror, Earthsky)