- Ngôi làng nằm gọn dưới tán cao su trùng điệp. Những ngôi nhà đá, nhà gạch lợp ngói với những người công nhân cao su lam lũ đã làm sống lại một quá khứ đau thương, lầm than nhưng rất đỗi oanh liệt, hào hùng...

Ngôi làng ấy trước đây nằm tại Lô 50, Làng 14 nay thuộc ấp Hiệp Phước (xã Đinh Hiệp, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).

Làng rộng khoảng 5ha có tường cao bao bọc. Bên trong là cảnh trí sinh hoạt của một ngôi làng giữa những cây cao su đã có gần 100 năm tuổi. 

Di tích làng công nhân cao su thời Pháp thuộc

Công ty các đồn điền cao su Michelin (Société des Plantations et Pneumatiques Michelin au Vietnam) thành lập năm 1917.

Trụ sở công ty được đặt tại Dầu Tiếng. Chủ công ty là một người Pháp có tên De Lafon. Thời ấy trong tay ông có 10.000ha cao su mà đa số tập trung ở Dầu Tiếng. Một nhà máy sản xuất vỏ ruột (săm lốp) xe hơi và xe đạp được xây dựng tại đây để sử dụng nguồn nguyên liệu cao su tại chỗ.

Theo tài liệu của Hội khoa học lịch sử Bình Dương, những năm đầu mới thành lập, công ty Michelin sử dụng lao động nhàn rỗi tại chỗ nên thời gian làm việc không ổn định.

Những ngày giáp hạt, thiếu ăn nông dân vào đồn điền làm công. Đến mùa vụ họ trở về với mảnh đất khu vườn của gia đình để sinh nhai.

Mô hình công nhân cạo mủ và gom mủ

Nhu cầu ngày càng tăng đòi hỏi cần phải có lực lượng công nhân đông đảo, Michelin đã phải tuyển phu từ các vùng xa xôi khác đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.

Đỉnh điểm, số lượng phu cao nhất mà Michelin mộ được lên đến 260.000 người. Sự hà khắc tại đây khiến công nhân cao su liên tục đấu tranh chống giới chủ.

Cuộc đấu tranh lớn của tập thể phu đồn điền Phú Riềng, một đồn điền khác của Michelin vào ngày 3/2/1930 là một bằng chứng cho thấy sự hà khắc đã vượt quá mức chịu đựng.

Mô hình công nhân với chiếc điếu cày trên tay

Với số lượng phu đông, để quản lý, chủ hãng Michlin đã chia đồn điền thành 22 làng. Cuộc sống của người phu cao su trong 22 làng này vô cùng cơ cực.

Ngoài việc chịu đựng sự bóc lột, đánh đập của chủ đồn điền, người phu cao su còn phải chịu thêm sự khắc nghiệt của vùng rừng thiêng nước độc.

Những lần đình công, đấu tranh để chống sự bóc lột, đánh đập của chủ các đồn điền, đòi ngày làm 8 giờ, chống chế độ gạo mục cá thối, bảo đảm tiền lương liên tục xảy ra.

Tháng 3/1933, hơn 2.000 công nhân mang theo dao, gậy làm vũ khí tiến hành đình công. Cuộc đình công kéo dài mấy ngày liền, vườn cây bị bỏ hoang, nhà máy bị đình trệ sản xuất.

Chủ đồn điền không còn cách nào khác nên phải nhượng bộ và hứa sẽ thỏa mãn những yêu sách do công nhân đưa ra. Có thể nói, đây là cuộc đấu tranh thắng lợi, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân cao su Dầu Tiếng.

Ngày 1/4/2009, UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định công nhận vườn cao su thời Pháp thuộc trong đó tái hiện lại hình ảnh người phu đồn điền là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Bước vào khu di tích, hình ảnh người phu cạo mủ và người thu gom mủ đập vào mắt du khách. Quần áo xộc xệch, người đầu trần, người nón lá, họ làm việc một cách miệt mài.

Mô hình hai người phụ nữ bên nam công nhân mắc bệnh
Nhà gạch dành cho cai, ký thầy thuốc. Ngày Tết, họ vọng bái về quê hương.

Bước qua một đoạn, ngôi nhà bằng đá dài chừng 10m rộng 4m được tái hiện theo kiểu nhà do chủ đồn điền xây dựng cho công nhân vào những năm 1925 - 1935. 

Người ngồi trước nhà là một người đàn ông tay cầm chiếc điếu cày. Đôi mắt ông nhìn vào cõi xa xăm như muốn vọng về cố hương. Bên trong nhà, một người đàn ông đang nằm trên tấm phản...

Mô hình mâm nhậu trong nhà, kẻ say người tỉnh
Máy bửa củi đốt lò xông mủ tơ

Vùng Dấu Tiếng vào những năm xa xưa vẫn còn rừng thiêng nước độc. Những căn bệnh sốt rét do muỗi đốt, thiếu ăn gây thiếu chất đã làm cho đời sống người phu cao su lâm vào đường cùng.

Bên cạnh ngôi nhà đá là ngôi nhà gạch. Khác với nhà đá dành cho phu nhà gạch được dùng cho các tầng lớp cai, ký thầy thuốc.

Cho dù ở tầng lớp nào, họ vẫn là con em của các thế hệ phu với thân phận kẻ làm thuê luôn nhớ về cố xứ. Ngày Tết họ cùng gia đình thắp hương khấn vái ...

Nhà máy chế biến cao su

Những cây cao su trồng từ năm 1920 vẫn còn lưu dấu những vết hằn từ đường dao cạo mủ.

Phía xa, một chiếc máy bửa củi đốt lò xông mủ tơ trơ gan cùng năm tháng. Bên cạnh là xưởng sản xuất với đầy dủ máy móc thiết bị. Tất cả đều đã cũ và qua đó đã nói lên được nỗi gian nan cơ cực của một đời làm phu cao su.

Tất cả đều được tái hiện lại dưới tán cao su được trồng từ những năm 1920. Với hàng trăm cây cao su già cỗi, vẫn còn lưu dấu những vết hằn từ đường dao cạo mủ của phu cao su một thuở xa xưa.

Cô gái bí ẩn và chiếc hộp bỏ quên khiến phụ xe buýt ngỡ ngàng

Cô gái bí ẩn và chiếc hộp bỏ quên khiến phụ xe buýt ngỡ ngàng

Một ngày, anh Nam và phụ xe bất ngờ nhận được thiệp mời cưới của đôi trai gái. Ngày cưới, ngoài người thân, bạn bè, còn có sự xuất hiện của những vị khách đặc biệt, những “ông mai, bà mối” trên chuyến xe buýt số 54 quen thuộc...

Nhìn lại trận 'đại hồng thủy' ở miền Trung năm 1999: Những hình ảnh không thể nào quên

Nhìn lại trận 'đại hồng thủy' ở miền Trung năm 1999: Những hình ảnh không thể nào quên

Cùng nhìn lại một số hình ảnh về trận lũ lịch sử năm 1999 ở miền Trung, cũng là trận “đại hồng thủy” nghiêm trọng nhất trong suốt mấy mươi năm qua.

Cuộc gọi nhờ 'chuộc' bạn lúc 1 giờ sáng khiến hướng dẫn viên run rẩy

Cuộc gọi nhờ 'chuộc' bạn lúc 1 giờ sáng khiến hướng dẫn viên run rẩy

Gần 1 giờ sáng, người hướng dẫn viên nhận được cuộc điện thoại của một vị khách trong đoàn. Qua điện thoại, giọng đầy lo lắng, vị khách nhờ anh mang tiền đi "chuộc" mấy người bạn.

Chú rể suýt chết vì trò đùa của đám bạn trong ngày cưới

Chú rể suýt chết vì trò đùa của đám bạn trong ngày cưới

Bị đám bạn xịt bình chữa cháy vào mặt, chú rể người Trung Quốc may mắn được cấp cứu kịp thời.

Trần Chánh Nghĩa